Các tin tức tại MEDlatec
Liệu bạn có đang dùng thuốc bôi trĩ đúng cách?
- 08/09/2022 | Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trĩ đúng cách và hiệu quả
- 08/07/2022 | Sử dụng thuốc bôi trĩ sao cho đúng cách và cần lưu ý điều gì?
- 02/11/2022 | Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào? Khi nào cần khám trĩ?
1. Cần dùng thuốc bôi trĩ khi nào?
Để điều trị bệnh trĩ có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, điển hình như chích xơ hoặc phẫu thuật cắt búi trĩ. Tuy nhiên đây là những biện pháp mất nhiều thời gian và công sức, ngoài ra còn gây đau đớn cho bệnh nhân và chi phí thực hiện cũng không hề rẻ.
Trong khi đó giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh trĩ là các loại thuốc bôi. Thành phần của những thuốc này thường chứa các chất chống viêm, sát khuẩn và cầm máu, từ đó giúp giảm hiện tượng đau rát, sưng viêm, vướng víu, tắc nghẽn mạch và chảy máu do búi trĩ gây ra.
Mô phỏng búi trĩ nội, trĩ ngoại
Đặc biệt, các thuốc bôi trĩ còn có tính tiện lợi cao khi có thể dùng ngay tại nhà mà không cần phải điều trị tại viện. Cách sử dụng lại đơn giản, bệnh nhân tự triển khai được phù hợp với thời gian và lịch trình sinh hoạt, làm việc của người bệnh.
Tuy rằng không thể phủ nhận những ưu điểm nêu trên của các thuốc bôi trĩ nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng thuốc chỉ là phương pháp phù hợp cho những trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ và trĩ ngoại. Nếu bị nặng hơn thì cần phải can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu.
2. Hướng dẫn cách dùng thuốc bôi trĩ an toàn, hiệu quả
Các thuốc bôi trĩ được đánh giá là thuận tiện và không khó để sử dụng nhưng thực tế vẫn còn nhiều người dùng sai cách khiến hiệu quả điều trị không cao. Vì vậy để bệnh trĩ nhanh chóng được cải thiện, người bệnh cần tuân theo những lưu ý như sau:
-
Làm theo tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc do nhà sản xuất cung cấp. Nếu chưa hiểu cách dùng hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
-
Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, sau đó lau khô nhẹ nhàng;
-
Dùng tăm bông hoặc ngón tay đã được rửa sạch, khô ráo để bôi thuốc lên búi trĩ;
-
Thời gian bôi thuốc nên vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi thức dậy và sau khi đi vệ sinh.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc mà sẽ quyết định liều dùng phù hợp. Bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc hay đổi thuốc mà hãy kiên trì điều trị hết liệu trình. Việc tự ý thay đổi thuốc hay liều dùng sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí khiến tình trạng trĩ trở nên nặng hơn.
Trong trường hợp bệnh không tiến triển khả quan trong vòng 7 ngày, tình trạng sưng đau, chảy máu lại diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng dị ứng với các thành phần của thuốc thì bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ.
3. Điểm danh những loại thuốc bôi trĩ thường được chỉ định
3.2. Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật
Kem bôi trĩ chữ A xuất xứ từ Nhật Bản chứa các thành phần chính như Lidocain, Prednisolone, vitamin E và Allantoin. Loại thuốc này cũng được chỉ định khá nhiều đối với các trường hợp bệnh nhân bị trĩ. Trong đó:
-
Lidocain: một dạng chất gây tê có tác dụng gián đoạn dẫn truyền xung thần kinh, làm giảm cảm giác đau vùng hậu môn;
-
Prednisolone là một dạng Glucocorticoid có khả năng ức chế miễn dịch và chống viêm. Khi thoa thuốc lên vùng trĩ ở hậu môn sẽ giúp ức chế sự sản sinh cytokine (một chất trung gian do hệ miễn dịch tiết ra, tác dụng gây viêm), từ đó triệu chứng sưng viêm, đau đớn do búi trĩ sẽ được cải thiện đáng kể;
-
Allantoin: chất này có tác dụng giảm kích ứng và làm dịu da, vì thế cho nên nếu áp dụng thuốc lên búi trĩ sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và giảm thiểu kích ứng ở khu vực xung quanh hậu môn.
Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật
3.1. Thuốc bôi trĩ Titanoreine đến từ thương hiệu Pháp
Đây là loại thuốc dùng được cho cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thành phần chủ yếu của Titanoreine là kẽm oxit, carraghenates, titanium dioxide và lidocaine. Công dụng cụ thể của các hoạt chất này như sau:
-
Kẽm oxit: tác dụng chính là se da, kháng khuẩn giúp làm co búi trĩ nhanh chóng;
-
Carraghenates: là chất bôi trơn, cải thiện chứng táo bón, nhờ đó phân sẽ dễ dàng được đẩy ra ngoài;
-
Lidocain: cũng giống như thành phần Lidocain trong thuốc chữ A nêu trên, chất này giúp giảm đau hiệu quả;
-
Titanium dioxide: tương tự như Carraghenates, chất này cũng giúp bôi trơn và có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm ở búi trĩ vùng hậu môn và trực tràng.
Thuốc bôi trĩ Titanoreine
3.3. Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop của Nga và Mỹ
Ngoài Titanoreine và thuốc bôi trĩ chữ A Nhật Bản, Hemorrhostop cũng là loại thuốc nằm trong danh mục điều trị trĩ hiệu quả. Tuy nhiên thành phần của Hemorrhostop phần lớn đều được chiết xuất từ các loại dược liệu thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, lô hội, hạt dẻ ngựa, chiết xuất bơ hạt mỡ, dầu ho khói,... với những tác dụng như sau:
-
Tinh dầu hoa khói và dầu bạc hà: 2 loại tinh dầu này đều là những vị thuốc quý lưu truyền trong dân gian được vận dụng trong những trường hợp bị viêm ngứa, khó chịu, đau rát, chảy máu ở hậu môn do bị trĩ;
-
Chiết xuất bơ hạt mỡ: trong bơ hạt mỡ bao gồm nhiều thành phần có tính năng phục hồi tổn thương, giảm tình trạng kích ứng da, khắc phục tốt những vùng da bị viêm nhiễm;
-
Chiết xuất nha đam (lô hội): loài cây này khá nổi tiếng trong giới làm đẹp vì những công dụng không ngờ đối với làn da. Bên cạnh khả năng cấp ẩm tự nhiên, lô hội còn có tác dụng chống viêm rất hiệu nghiệm. Lớp gel do lô hội tiết ra giúp làm mát và cấp ẩm, nhờ đó khi thoa kem lên búi trĩ sẽ giúp se da và ngăn ngừa hiện tượng nứt hậu môn do trĩ.
Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop
Như vậy với những ưu điểm trên đây, các loại thuốc bôi trĩ là lựa chọn phù hợp đối với những bệnh nhân bị trĩ ngoại mức độ nhẹ. Để đảm bảo việc dùng thuốc đem lại hiệu quả và an toàn cao, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ nếu xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!