Các tin tức tại MEDlatec
Mạch máu tiền đạo và những điều mẹ bầu cần biết
- 30/05/2023 | Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Cần lưu ý điều gì?
- 01/11/2023 | Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ
- 10/08/2024 | Hướng dẫn lịch khám thai chi tiết dành cho các mẹ bầu
1. Mạch máu tiền đạo là gì?
Trong các bất thường trong thai kỳ, mạch máu tiền đạo khá hiếm gặp, tuy nhiên, lại có mức độ nguy hiểm cao. Theo đó, đây là hiện tượng các mạch máu cuống rốn của thai nhi nằm ở vị trí gần với lỗ mở của cổ tử cung hay thậm chí là di chuyển qua cổ tử cung. Vì vậy, những mạch máu này rất dễ vỡ, nhất là trong khi chuyển dạ. Lúc này, mẹ sẽ bị chảy máu nghiêm trọng, còn thai nhi có thể tử vong do mất máu.
Tuy có mức độ nguy hiểm cao nhưng nếu được phát hiện trong thai kỳ và can thiệp bằng phương pháp sinh mổ thì thai nhi có cơ hội sống cao, lên đến 97%. Nhưng ngược lại, nếu không được chẩn đoán và can thiệp thì có đến 56% thai nhi bị chết lưu do mạch máu tiền đạo. Do đó, đây là một biến chứng thai kỳ tuyệt đối không được chủ quan.
Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này thông qua siêu âm Doppler kết hợp siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo
2. Nguyên nhân và triệu chứng mạch máu tiền đạo
Nguyên nhân gây mạch máu tiền đạo là gì và các dấu hiệu để nhận biết biến chứng thai kỳ này là như thế nào?
Nguyên nhân
Theo các bác sĩ Sản khoa, nguyên nhân chính gây mạch máu tiền đạo là do sa dây rốn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác ít gặp hơn như mang đa thai, có thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, đã từng phẫu thuật cổ tử cung hoặc đẻ mổ trước đó.
Triệu chứng
Mức độ nguy hiểm của mạch máu tiền đạo còn thể hiện ở chỗ ít có triệu chứng ban đầu trong suốt thời gian mang thai. Đến khi chuyển dạ thì mới xảy ra biến chứng do vỡ ối, tử cung co thắt làm mạch máu tiền đạo bị vỡ, gây xuất huyết.
Nhưng nếu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nếu âm đạo xuất huyết bất thường, máu không đỏ tươi mà có màu nâu hoặc đỏ sẫm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mạch máu tiền đạo vỡ, thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nhận biết mạch máu tiền đạo thông qua đo nhịp tim và siêu âm (siêu âm đầu dò hoặc siêu âm Doppler). Nhịp tim thai chậm hay vị trí của mạch máu nối mối thai bất thường cũng không loại trừ là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ mạch máu tiền đạo.
Mẹ bầu ra máu bất thường ở 3 tháng giữa hoặc cuối có thể do mạch máu tiền đạo vỡ
3. Làm gì nếu phát hiện mẹ bầu bị mạch máu tiền đạo?
Trong quá trình thăm khám, nếu bác sĩ phát hiện mẹ bầu bị mạch máu tiền đạo thì sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau để ngăn ngừa biến chứng.
- Thực hiện siêu âm định kỳ và thường xuyên hơn bình thường để theo dõi mạch máu đang như thế nào và thai nhi có phát triển tốt hay không.
- Từ tuần thai 30 - 32, mẹ bầu có thể được nhập viện để bác sĩ theo dõi sát sao, chặt chẽ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có biến chứng cũng xử trí kịp thời.
- Từ tuần thai 35 - 36, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ. Quá trình mổ, bác sĩ điều chỉnh vị trí vết mổ sao cho không ảnh hưởng đến vị trí nhau thai và mạch máu.
- Trường hợp cần sinh sớm hơn dự kiến thì cho tiêm thuốc steroid để kích thích phổi thai nhi tăng trưởng.
- Mẹ bầu được sử dụng thuốc chống co thắt để ngăn cơn chuyển dạ làm mạch máu tiền đạo bị vỡ.
Bác sĩ đang tiến hành siêu âm thai nhi
4. Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu bị bị mạch máu tiền đạo
Không thể ngăn chặn hiện tượng mạch máu tiền đạo nhưng có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của hiện tượng này. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu bị mạch máu tiền đạo.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục. Đồng thời, mẹ bầu cũng không được đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo. Nói chung, luôn giữ cho vùng chậu được ổn định, không bị áp lực.
- Tuyệt đối không vận động mạnh hay làm việc nặng trong thời gian nhạy cảm này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên đi bộ nhẹ nhàng hay không, hoặc có tiếp tục làm việc hay nghỉ thai sản sớm.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi hoàn toàn trong 3 tháng cuối. Tốt nhất là mẹ bầu nên nằm trên giường và được người thân chăm sóc, hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thường là thuốc ức chế co thắt tử cung và thuốc steroid nhằm mục đích chống tử cung co thắt và kích thích sự tăng trưởng của phổi thai nhi.
- Nhập viện theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi tình trạng và thực hiện mổ đẻ như đúng kế hoạch.
- Ngay sau khi sinh, em bé được theo dõi kỹ, nếu cần thiết có thể được truyền máu. Còn mẹ cũng được kiểm tra để xem có hiện tượng xuất huyết hay không.
Mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc ức chế co thắt tử cung
Tóm lại, mạch máu tiền đạo là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với thai nhi. Nếu phát hiện sớm và can thiệp tích cực thì em bé có tỷ lệ sống cao. Nhưng nếu không phát hiện và chủ quan trong điều trị thì thai nhi có thể bị tử vong, chết lưu.
Đó là lý do trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám cẩn thận vào những cột mốc quan trọng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nhất là với những mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao như mang thai khi lớn tuổi, mang đa thai, mắc bệnh mãn tính, đã can thiệp phẫu thuật cổ tử cung,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về hiện tượng mạch máu tiền đạo. Nếu đang lựa chọn địa chỉ thăm khám và theo dõi thai kỳ, mẹ bầu có thể an tâm đến Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Quý khách cũng dễ dàng đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!