Các tin tức tại MEDlatec
Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- 26/11/2021 | Lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh nguy hiểm ra sao?
- 02/07/2021 | Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- 25/11/2021 | Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho
1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Tình trạng nghẹt mũi chính là khi dịch nhầy làm bít tắc khoang mũi khiến cho trẻ khó khăn khi hít thở không khí. Điều này khiến trẻ vô cùng khó chịu vì trẻ sơ sinh chưa biết cách thở bằng miệng. Triệu chứng nghẹt mũi khiến trẻ khó ngủ và có nguy cơ dẫn đến viêm xoang.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi:
- Trẻ bị cảm cúm sẽ có biểu hiện nghẹt mũi và kèm theo một số triệu chứng khác như sốt nhẹ hoặc chán ăn, bỏ bú.
- Nghẹt mũi ở trẻ cũng có thể do dị ứng phấn hoa, dị ứng các loại thực phẩm hoặc cũng có thể là dị ứng khói bụi, khói thuốc lá, các loại nước hoa,…
- Trẻ bị nghẹt mũi do viêm xoang.
- Độ ẩm không khí giảm, sự thay đổi thời tiết cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
- Cảm lạnh có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi. Hiện tượng này có thể gặp vào mùa đông và cả mùa hè vì thế bố mẹ không nên chủ quan. Vào mùa hè, do thời tiết quá nóng bức nên phòng của bé thường xuyên phải bật điều hòa. Nếu bé nô đùa nhiều trong phòng điều hòa dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi cũng có thể gây cảm lạnh và cuối cùng là dẫn tới hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng có thể dẫn đến nghẹt mũi
- Trẻ bị mắc dị vật trong mũi: Khi trẻ vui đùa chẳng may để mắc một dị vật nào đó vào mũi cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời và xử lý sớm, bé có thể bị chảy máu mũi, bị ngạt thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Khi mới sinh, nếu không được lấy hết nước nhầy bào thai ra khỏi đường hô hấp thì trẻ cũng có nguy cơ bị nghẹt mũi hoặc ngạt thở, rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.
Hiện tượng nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, mệt mỏi
- Tình trạng nghẹt mũi của trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng như hắt hơi, ho, thường xuyên chảy nước mũi, trẻ ngáy nhiều khi ngủ, hơi thở nặng, nếu trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra tình trạng sốt,…
2. Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Để khắc phục hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ, mẹ cần chăm sóc con đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi:
Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ:
Mẹ để trẻ nằm ngửa, sau đó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ. Thực hiện nhỏ mỗi bên vài giọt và sau đó chờ khoảng vài phút và lau phần nước muối thừa bị chảy ra ngoài.
Mẹ có thể nhỏ nước muối để cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ
Phương pháp này khá hiệu quả. Nước muối sinh lý sẽ giúp đào thải dịch nhầy ở mũi, làm sạch mũi và sát khuẩn rất tốt, từ đó trẻ sẽ được thông mũi và cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng, dù nước muối sinh lý có tốt như thế nào thì cũng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên nhỏ mũi cho trẻ từ 3 đến 5 lần và nhỏ liên tục tối đa khoảng 4 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, nếu mẹ nhỏ nước muối cho con quá nhiều hay nhỏ liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị khô mũi, đồng thời mũi của trẻ cũng sẽ bị nhạy cảm hơn.
Dùng bóng hút mũi
Trong trường hợp trẻ có quá nhiều dịch mũi gây nghẹt mũi thì mẹ có thể cần đến dụng cụ hút mũi cho trẻ. Cách làm như sau:
Trước hết mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy. Tiếp đó mẹ dùng bóng hút mũi để hút dịch cho trẻ. Thực hiện từng bên một.
Mẹ tránh dùng miệng để hút mũi cho trẻ mà nên sử dụng cụ hút mũi
Khi đã hút dịch xong thì cần vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ. Đồng thời vệ sinh dụng cụ hút mũi bằng dung dịch sát khuẩn và nên rửa qua nước sôi một lần để đảm bảo tiệt trùng. Tương tự như việc nhỏ nước muối sinh lý, mẹ cũng không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều để tránh gây kích ứng mũi. Tốt nhất là hãy nên hút mũi cho trẻ từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
Mát xa cánh mũi cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thì biện pháp mát xa cánh mũi cho trẻ sẽ rất hữu hiệu để giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn. Mẹ nên thực hiện mát xa cho bé sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Cách thực hiện như sau: Mẹ dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng chà nhẹ lên 2 cánh mũi của trẻ và thực hiện nhiều lần để mang lại tác dụng tốt nhất.
Xông hơi cho trẻ
Mẹ có thể cho nước nóng vào chậu và cho bé ngồi xông. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này mẹ phải rất cẩn thận để trẻ không bị bỏng do chạm vào nước nóng. Tác dụng của xông hơi chính là khiến cho dịch nhầy loãng, giúp mũi của trẻ được làm ấm, rất hiệu quả để giảm ho và nghẹt mũi đối với những trường hợp trẻ bị cảm lạnh.
Nâng cao đầu khi ngủ
Khi trẻ ngủ, mẹ hãy cho trẻ gối cao hơn một chút để trẻ dễ thở hơn, thoải mái hơn và đảm bảo ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng máy giữ ẩm không khí khi thời tiết khô hanh hoặc sử dụng trong phòng bật điều hòa.
Mẹ lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng miệng để hút mũi cho trẻ, nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài cần đưa trẻ đi khám sớm. Mẹ có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ khoa Nhi giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề chăm sóc trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!