Các tin tức tại MEDlatec
MCHC trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề sức khỏe liên quan
- 01/09/2023 | MCV, MCH, MCHC giảm nói lên điều gì?
- 17/09/2024 | HCT trong xét nghiệm máu là gì và những thắc mắc thường gặp
- 18/09/2024 | MPV trong xét nghiệm máu là gì? Địa chỉ làm xét nghiệm uy tín
- 20/09/2024 | SGPT trong xét nghiệm máu là gì và vì sao kết quả xét nghiệm bất thường?
1. Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?
MCHC là thuật ngữ viết tắt của nồng độ hemoglobin huyết sắc tố trung bình của tế bào hồng cầu. Chỉ số MCHC có mặt trong kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần, được tính toán dựa trên hàm lượng hematocrit và hemoglobin đo được trong máu, cung cấp cơ sở cho biết tỉ lệ hemoglobin trong tế bào máu.
Hemoglobin là protein trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi tới các mô và hệ cơ quan của cơ thể. Chỉ số MCHC bình thường chứng tỏ lượng hemoglobin đang đủ để đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào hồng cầu. Nếu chỉ số này bất thường sẽ là tín hiệu để bác sĩ nghi ngờ các vấn đề sức khỏe có liên quan đến tế bào máu như: thiếu máu xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt,...
MCHC trong xét nghiệm máu cho biết thông tin về hemoglobin trong hồng cầu
2. Chi tiết về kết quả chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu
2.1. Chỉ số MCHC bình thường
Khi đã hiểu được chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu chỉ số này bao nhiêu là bình thường? MCHC được xem là bình thường khi giá trị xét nghiệm nhận được trong khoảng 316 - 372 g/L (31 - 36g/dL). Nếu nằm ngoài khoảng giá trị này thì đây là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm về máu. Tuy nhiên, khoảng tham chiếu này sẽ có sự chênh lệch giữa các phòng xét nghiệm do chịu tác động từ hệ thống máy móc, mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật thực hiện xét nghiệm,...
2.2. Chỉ số MCHC cao
Kết quả xét nghiệm MCHC được xem là cao khi > 360 g/L (> 36 g/dL). Sự tăng lên của chỉ số này tương đương với việc tăng nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Không những thế, trường hợp tế bào hồng cầu bị phá hủy hoặc suy yếu khiến cho hemoglobin rò rỉ ra ngoài hồng cầu thì chỉ số MCHC cũng có thể tăng.
Tăng MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Đó chính là cơ sở để nghi ngờ các vấn đề như: bệnh gan, bệnh hồng cầu hình cầu, thiếu máu tán huyết miễn dịch, thiếu hụt axit folic, Agglutinin lạnh,…
Tăng chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu có thể nghi ngờ thiếu vitamin B12 (một thành phần của axit folic)
2.3. Chỉ số MCHC thấp
Chỉ số MCHC trong kết quả xét nghiệm máu được đánh giá là thấp khi <320 g/L (< 32 g/dL). Sự suy giảm hemoglobin này có thể xuất phát từ bệnh celiac, thiếu máu do thiếu sắt, ung thư, thalassemia,... Người có chỉ số MCHC thấp thường gặp các triệu chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, giảm vận chuyển oxy trong máu,...
Người bệnh nhận kết quả xét nghiệm, nếu vẫn băn khoăn chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì thì nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải thích cụ thể, chính xác, tránh tự phán đoán về tình trạng sức khỏe của mình.
Người bệnh băn khoăn chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì nên trao đổi với bác sĩ để được giải thích
3. Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số MCHC?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm các chỉ số trong máu (bao gồm cả chỉ số MCHC), trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:
- Xét nghiệm này không yêu cầu nhịn ăn trước đó nên người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống bình thường.
- Cần trao đổi để bác sĩ nắm được thông tin về các loại thuốc đang dùng vì có một số loại thuốc dễ ảnh hưởng, làm thay đổi chỉ số MCHC trong máu.
- Nên mặc đồ thoải mái để việc lấy mẫu máu xét nghiệm diễn ra thuận lợi.
- Có thể liên hệ trước với cơ sở y tế để tìm hiểu thông tin về những yêu cầu đặc biệt cần chuẩn bị trước khi lấy mẫu.
4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm MCHC?
Đánh giá chỉ số MCHC là xét nghiệm máu tổng quát thường quy có mặt trong quy trình khám sức khỏe định kỳ. Khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số này có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan để có thông số đưa ra chẩn đoán xác định. Ngoài ra, các trường hợp có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, thiếu máu hay nghi ngờ bệnh lý về máu, bác sĩ cũng có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm MCHC.
5. Cách cải thiện chỉ số MCHC
Với trường hợp xét nghiệm máu có chỉ số MCHC bất thường, thực hiện một số biện pháp sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng này:
- Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng sao cho ưu tiên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất: axit folic, vitamin B12, sắt,... từ các nguồn như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh đậm, thịt đỏ,...
- Đảm bảo cơ thể luôn được bổ sung đủ nước.
- Với trường hợp có chỉ số MCHC bất thường xuất phát từ vấn đề bệnh lý, người bệnh cần được chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị từ chính bệnh lý gây nên. Lúc này, người bệnh sẽ được bác sĩ cung cấp phác đồ điều trị cụ thể. Điều người bệnh cần làm là thực hiện đúng các chỉ dẫn do bác sĩ đưa ra.
Như vậy, để trả lời chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì thì có thể hiểu đơn giản rằng: đây là chỉ số phản ánh thông tin về hàm lượng hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Thông tin đó sẽ cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn thắc mắc thêm về kết quả xét nghiệm này, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa để nắm được chính xác về hiện trạng sức khỏe, tránh tự phán đoán sai lệch dẫn đến những hoang mang không đáng có.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế là địa chỉ khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm để thực hiện xét nghiệm MCHC. Quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào về chỉ số MCHC hay có nhu cầu đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm công thức máu tận nơi tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!