Các tin tức tại MEDlatec
MCV, MCH, MCHC giảm nói lên điều gì?
- 04/07/2024 | MCV trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số bất thường cảnh báo tình trạng nào của sức khỏe?
- 31/07/2023 | Chỉ số MCV và MCH thấp nói lên điều gì?
- 29/02/2024 | MCV trong xét nghiệm máu là gì và cách đọc kết quả
- 31/07/2023 | Chỉ số MCH là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
- 31/08/2023 | Chỉ số MCH thấp hoặc cao nói lên điều gì?
1. Các chỉ số MCV, MCH, MCHC trong máu là gì?
Trước khi tìm hiểu MCV, MCH, MCHC giảm cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe thì bạn cần phải biết các chỉ số này là gì.
● MCV - Mean Corpuscular Volume là một chỉ số huyết học quan trọng đo lường thể tích trung bình của mỗi hồng cầu trong máu và được tính theo đơn vị femtoliters (fl). Giá trị bình thường của MCV thường nằm trong khoảng từ 80 - 100 fl.
● MCH - Mean Corpuscular Hemoglobin là một chỉ số huyết học được sử dụng để đo lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu, được tính bằng cách chia tổng số hemoglobin trong mẫu máu cho tổng số hồng cầu. Đơn vị đo là picogram (pg). Giá trị bình thường của MCH thường nằm trong khoảng từ 27 - 33 pg.
● MCHC - Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration là một chỉ số huyết học được sử dụng để đo số lượng hemoglobin trung bình trong mỗi hồng cầu nhất định. Giá trị MCHC trung bình thường dao động từ 316 - 327g/L.
Các chỉ số MCV, MCH, MCHC đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe
2. Các chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm hay tăng nói lên điều gì?
Các chỉ số MCV, MCH, MCHC được thể hiện trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Những trường hợp chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm hay tăng đều cảnh báo những vấn đề bất thường về sức khỏe.
Chỉ số MCV
Chỉ số MCV tăng hay giảm trong các trường hợp sau:
● Tăng MCV: Nếu MCV vượt quá giới hạn trên (trên 100 fl). Điều này cho thấy tình trạng các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do thiếu máu Vitamin B12, thiếu Acid Folic hoặc các vấn đề khác liên quan đến sản xuất hồng cầu.
● Giảm MCV: Nếu MCV thấp hơn giới hạn dưới (dưới 80 fl). Điều này là dấu hiệu cho thấy các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này thường liên quan đến thiếu máu, thalassemia hoặc các bệnh khác liên quan hồng cầu, hemoglobin, bệnh mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận,…
Tuy nhiên, nếu chỉ có giá trị MCV thay đổi thì chưa đủ để đưa ra chẩn đoán kết luận mà cần kết hợp với những thông tin từ các kiểm tra khác.
Chỉ số MCV, MCH, MCHC thay đổi thường liên quan đến các vấn đề về máu
Chỉ số MCH
Chỉ số MCH thay đổi trong những trường hợp sau:
● Tăng MCH: Khi giá trị MCH vượt quá giới hạn bình thường (trên 33 pg) chứng tỏ trong mỗi hồng cầu có chứa số lượng hemoglobin. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tình trạng thiếu máu Vitamin B12 hoặc Acid Folic, bệnh thalassemia, mắc bệnh về gan, biến chứng ung thư hoặc những trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng, sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc chứa estrogen,… cũng có thể làm tăng chỉ số MCH.
● Giảm MCH: Khi giá trị MCH < 27 pg chứng tỏ trong mỗi tế bào hồng cầu, số lượng hemoglobin ít hơn bình thường. Nguyên nhân thường liên quan đến thiếu máu thiếu sắt hoặc gặp ở bệnh nhân phẫu thuật dạ dày, nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, bệnh Celiac, cơ thể thiếu Vitamin làm giảm quá trình hấp thu sắt,…
Chỉ số MCHC
Chỉ số MCHC tăng hoặc giảm một cách đáng kể trong những trường hợp sau:
● Tăng MCHC: Giá trị MCHC tăng cao vượt ngưỡng bình thường (> 327 g/L) thường gặp trong những trường hợp tế bào hồng cầu biến dạng hoặc phá vỡ, bệnh Agglutinin lạnh (kháng thể lạnh làm kết dính hồng cầu),…
● Giảm MCHC: Nếu MCHC thấp hơn giá trị bình thường (< 316 g/L) chứng tỏ mỗi tế bào hồng có chứa ít Hb thường xuất phát từ những nguyên nhân như bệnh thalassemia, tăng hồng cầu lưới, thiếu máu thiếu sắt, thiếu Vitamin B12 hoặc Acid Folic,…
Thiếu máu thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến chỉ số MCHC giảm
3. Nếu chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm thì nên làm gì?
Khi chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm hoặc tăng vượt ngưỡng bình thường trong kết quả xét nghiệm máu là dấu hiệu cảnh báo những bất thường bên trong cơ thể. Khi đó, bệnh nhân cần:
● Thực hiện các kết nghiệm kiểm tra khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể khiến các chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm.
● Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị hoặc quản lý phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc các liệu trình khác tùy vào từng trường hợp cụ thể.
● Bệnh nhân cần tuân thủ lịch kiểm tra và theo dõi được định kỳ. Tiến hành xét nghiệm công thức máu để theo dõi sự thay đổi của các chỉ số MCV, MCH, MCHC.
● Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng các dưỡng chất theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, dành thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế những tác động từ bên ngoài, đặc biệt là stress để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
Dù bất kỳ nguyên nhân nào khiến chỉ số MCV, MCH, MCHC giảm thì bệnh nhân cũng cần phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và lên phương án điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng những phương pháp điều trị không chính thống khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ an toàn để thăm khám, chẩn đoán và điều trị nguyên nhân dẫn đến MCV, MCH, MCHC giảm thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh. Các kiểm tra sức khỏe được thực hiện bởi hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP.
Theo dõi sự thay đổi các chỉ số MCV, MCH, MCHC thông qua xét nghiệm máu
Ngoài ra, quý khách hàng còn có thể chủ động kiểm tra sức khỏe thông qua dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm máu tận nơi an toàn và tiện lợi, được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên đã qua đào tạo chuyên môn. Để đăng ký khám sức khỏe hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!