Các tin tức tại MEDlatec
Mẹ bầu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B nguy hiểm như thế nào?
- 20/04/2020 | Xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B quan trọng với thai phụ ra sao?
- 28/08/2022 | Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B - những thông tin thai phụ cần biết
- 27/10/2022 | Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai có quan trọng không?
- 14/05/2021 | Viêm họng do liên cầu khuẩn nguy hiểm không và triệu chứng bệnh
1. Mẹ bầu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có nguy hiểm không?
Liên cầu khuẩn nhóm B(GBS) là một nhóm vi khuẩn được tìm thấy trong cơ thể con người. Trong đó, vùng âm đạo và trực tràng của phụ nữ là những vị trí có chứa nhiều GBS nhất. Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.
Liên cầu khuẩn nhóm B thường xuất hiện ở vùng âm đạo và trực tràng của nữ giới
Khi bị nhiễm GBS, thai phụ thường không có dấu hiệu bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì GBS có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ vỡ màng ối hay nhiễm trùng vết mổ, nguy hiểm hơn là tình trạng sinh non và thai chết lưu.
Trong cuộc chuyển dạ của những bà mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, vi khuẩn này có thể truyền từ mẹ sang con và gây nhiễm trùng sơ sinh. Do vậy, mẹ bầu cần chủ động xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ để có biện pháp dự phòng trong khi chuyển dạ thì sẽ ngăn ngừa được việc lây truyền GBS từ mẹ sang con và đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh ở thai phụ bị nhiễm GBS:
+ Bà mẹ đã có tiền sử sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở lần sinh trước đó.
+ Bà mẹ có dấu hiệu bị nhiễm trùng hay sốt trong quá trình chuyển dạ.
+ Ối vỡ sớm, vỡ ối lâu hơn 24h trước sinh.
+ Các trường hợp vỡ ối trước 37 tuần và chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
2. Xét nghiệm GBS quan trọng như thế nào?
- Thông thường, các chuyên gia sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm GBS ở những thời điểm sau:
+ Đối với thai đơn: Nên thực hiện xét nghiệm ở tuần thai thứ 35 đến 37 tuần 6 ngày.
+ Đối với trường hợp đa thai: Nên thực hiện sớm hơn, ở thời điểm tuần thai thứ 32 đến 34 tuần.
+ Nên được thực hiện khi có biểu hiện vỡ ối, sinh non khi có sự đồng thuận của thai phụ.
Nên thực hiện xét nghiệm GBS ở tuần thai thứ 35 đến 37 tuần 6 ngày
- Cách thực hiện như sau: Bác sĩ sẽ sử dụng que tăm bông để lấy mẫu ở cùng đồ bên ống âm đạo và trực tràng của thai phụ. Thời gian trả kết quả là sau khoảng 5 đến 7 ngày tính từ thời điểm xét nghiệm. Với những trường hợp vỡ ối, sinh non sẽ có kết quả sớm hơn.
- Theo các chuyên gia, xét nghiệm GBS trước sinh là rất quan trọng vì những lý do dưới đây:
+ Những người mẹ nhiễm GBS có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ trong quá trình chuyển dạ. Trong khi đó, liên cầu khuẩn nhóm B chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm ở trẻ sơ sinh như tình trạng nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm màng não.
Thông thường trẻ bị bệnh có thể chia thành 2 nhóm. Đó là nhóm trẻ bị bệnh khởi phát sớm 7 ngày đầu sau sinh và các trường hợp khởi phát muộn từ 7 đến 90 ngày tuổi.
Trẻ nhiễm liên cầu khuẩn có thể gặp nhiều nguy hiểm về sức khỏe
+ Việc thực hiện xét nghiệm GBS trước sinh rất cần thiết để biết rõ mẹ bầu có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt khi bắt đầu có chuyển dạ hoặc vỡ ối giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ.
3. Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm GBS cho trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cho trẻ sơ sinh, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Đối với những thai phụ bị nhiễm trùng đường tiểu do GBS, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Một số trường hợp cần điều trị kháng sinh dự phòng đó là:
+ Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với GBS.
+ Không có thông tin về nhiễm GBS ở thai phụ nhưng xảy ra tình trạng vỡ ối, sinh non trước tuần thai thứ 37 hay đã từng sinh con bị nhiễm trùng do GBS ở lần sinh trước.
Nếu có vấn đề bất thường nên đưa trẻ đi khám sớm
Nên sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm liên cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh. Trong đó, Penicillin là loại kháng sinh phổ biến nhất. Cần điều trị ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ hay vỡ ối. Đối với những thai phụ được điều trị kháng sinh trong quá trình chuyển gia thì nguy cơ lây nhiễm GBS sang cho con là rất thấp.
Lưu ý, khi sử dụng loại thuốc kháng sinh này, sản phụ có thể phải đối mặt với một số biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ tạm thời. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp dị ứng với thuốc. Do đó lời khuyên cho bạn là hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ sớm với bác sĩ.
- Theo dõi chặt chẽ trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm GBS:
+ Với những trẻ được sinh đủ ngày đủ tháng và mẹ đã được tiêm kháng sinh trước sinh 4 giờ: Trẻ không cần được theo dõi đặc biệt sau sinh.
+ Đối với những trẻ không được tiêm kháng sinh, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ trong vòng 12 giờ đầu sau sinh để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
+ Lưu ý, tiêm kháng sinh trước khi chuyển dạ không phòng ngừa được GBS khởi phát muộn. Do đó, cha mẹ vẫn cần tiếp tục theo dõi trẻ trong ít nhất 3 tháng tiếp theo. Nếu trẻ có một số biểu hiện dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
-
Thở co kéo, rên.
-
Đáp ứng kém hoặc ngủ li bì.
-
Liên tục quấy khóc.
-
Trẻ khó khăn khi bú, không nuốt được.
-
Hạ thân nhiệt hoặc sốt.
-
Hạ huyết áp.
-
Nhịp tim bất thường.
-
Đường huyết thấp.
-
Thay đổi màu da.
Chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị GBS có thể khiến trẻ gặp nhiều rủi ro sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Để tìm hiểu thêm về liên cầu khuẩn nhóm B cùng với những vấn đề liên quan hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!