Các tin tức tại MEDlatec
Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn hay không?
- 30/05/2022 | Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
- 12/09/2022 | Chia sẻ kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
- 31/08/2022 | Quy trình test tiểu đường thai kỳ mọi thai phụ nên biết
- 18/04/2022 | Chuyên gia tư vấn các cách điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
1. Tìm hiểu chung về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai, các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 5 - 10% thai phụ phải đối mặt với tình trạng này. Tiểu đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện trong mai thai ở những người phụ nữ chưa bị mắc tiểu đường trước đó và có thể tự khỏi trong 6 tuần sau khi sinh em bé. Tốt nhất, phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Phụ nữ mang thai lần đầu có rủi robị tiểu đường thai kỳ cao hơn
Trên thực tế, nếu không phát hiện và điều trị sớm tiểu đường thai kỳ, người mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, huyết áp tăng cao bất thường, tăng nguy cơ mổ lấy thai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như quá trình sinh nở và sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, em bé có khả năng bị sinh non, sinh ra gặp một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như: suy hô hấp, vàng da hoặc bệnh liên quan tới chuyển hóa. Thậm chí, nhiều trường hợp chết lưu trong bụng mẹ do ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ.
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé, chúng ta cần chủ động đi xét nghiệm, chẩn đoán sớm. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm là: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?
2. Thời điểm nào chị em nên xét nghiệm
Lựa chọn thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, như vậy bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Đối với phụ nữ mang thai, hai mốc thời điểm quan trọng nhất là: buổi khám thai đầu tiên và giai đoạn tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.
Chị em nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở thời điểm nào?
Thông thường, trong buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose máu và HbA1C máu. Kết quả xét nghiệm giúp sàng lọc và chẩn đoán nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, từ đó, thai phụ sẽ nhận được những lời khuyên phù hợp giúp duy trì tình trạng sức khỏe.
Trong giai đoạn từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, bác sĩ chỉ định chị em uống 75gr glucose để làm nghiệm pháp dung nạp đường, sàng lọc 1 lần nữa tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường xảy ra ở người có chỉ số BMI quá cao, phụ nữ mang thai khi ngoài 35 tuổi hoặc trong gia đình có người thân từng bị tiểu đường. Trong tình huống này, bạn nên đi xét nghiệm để kịp thời phát hiện tình hình sức khỏe của bản thân và điều trị nếu thực sự cần thiết.
3.Phụ nữ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?
Nhìn chung, tùy loại xét nghiệm bạn thực hiện mà bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn đói hoặc không. Nếu thai phụ thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói, họ bắt buộc phải nhịn trước khi đi xét nghiệm. Cụ thể, trước khi tiến hành xét nghiệm từ 8 - 12 tiếng đồng hồ, bạn không nên ăn uống, điều này giúp kết quả kiểm tra chính xác hơn. Đồng thời, các bạn nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm lý thật thoải mái trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhé.
Trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có cần phải nhịn ăn?
Với hình thức xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên thì mẹ bầu vẫn có thể ăn uống trước khi tiến hành. Nhìn chung, phương pháp này thực hiện khá đơn giản và cho hiệu quả rất tương đối cao. Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp nào, chúng ta nên chủ động tìm hiểu trước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?
4. Lưu ý những triệu chứng liên quan tới tiểu đường thai kỳ
Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, chị em nên theo dõi cẩn thận và đi khám để biết mình có mắc bệnh hay không nhé. Một số mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sớm thường đi tiểu tiện rất nhiều lần. Nguyên nhân là do đường huyết cao hơn so với bình thường, cơ thể không đủ khả năng chuyển hóa. Điều này khiến thận phải hoạt động mạnh mẽ hơn, người phụ nữ đi tiểu tiện với tần suất nhiều hơn. Nếu phát hiện điểm bất thường này, chị em không nên chủ quan đâu nhé!
Chú ý những triệu chứng khi mắc tiểu đường thai kỳ
Không những vậy, thai phụ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, hay bị đói và thiếu sức sống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé, chính vì thế mẹ bầu cần phải lưu ý vấn đề này.
5. Cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xét nghiệm
Ngày nay, nhiều cơ sở y tế đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn đơn vị uy tín nhất nhé. Một trong những đơn vị được tin tưởng đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Đồng thời, MEDLATEC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận đối với các phòng LAB đạt tiêu chuẩn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao
Hy vọng rằng qua bài viết này chị em đã giải đáp được câu hỏi: trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Để đặt lịch, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!