Các tin tức tại MEDlatec
Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
- 10/03/2021 | Tổng hợp các nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
- 25/10/2021 | Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - bác sĩ trả lời chi tiết
- 15/02/2022 | Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách nhận biết
- 01/02/2024 | Cẩm nang bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- 01/11/2023 | Cảnh báo biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
1. Hiểu thêm về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
Để có hướng giải quyết tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả, các bậc phụ huynh cần nắm được vàng da ở trẻ sơ sinh là gì. Cụ thể:
Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra khi cơ thể bé thừa quá nhiều Bilirubin trong máu. Chứng bệnh này thường kéo dài trong 1, 2 tuần đầu ngay sau khi bé được sinh ra.
Tình trạng vàng da thường xảy ra ở trẻ sinh non
Theo nghiên cứu, tình trạng vàng da rất hiếm xảy ra ở những trẻ đủ tháng và chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 25 đến 30%. Do đó, trẻ sinh non chính là đối tượng điển hình mắc bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:
● Quá trình phân hủy hồng cầu và loại bỏ chất bilirubin gặp khó khăn.
● Gan của bé đang phát triển và trong giai đoạn chuyển đổi chức năng khiến bilirubin không được loại bỏ.
● Vi khuẩn đường ruột trong cơ thể bé chưa được cân bằng.
● Ngoài ra, vàng da có thể di truyền từ bố mẹ.
Mẹ có thể tự mình khôi phục màu da tươi tắn cho con bằng một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh.
Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không?
Vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ đơn thuần là biểu hiện sinh lý bình thường. Hầu hết trẻ khi sinh ra thường mắc vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi khoảng một đến hai tuần sau đó. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến gan mật, tan máu bẩm sinh hay sốt xuất huyết dưới da,..
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm
Do đó, mẹ cần theo dõi sát sao da của bé để có hướng giải quyết kịp thời. Mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế nếu thấy tình trạng vàng da cứ kéo dài mà không thuyên giảm.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da
Tùy thuộc vào sự tích tụ bilirubin trong cơ thể bé mà bệnh vàng da xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
● Niêm mạc của trẻ ngả vàng, bắt đầu khuôn mặt rồi lan dần ra cơ thể.
● Thể trạng của trẻ yếu, không năng động, chán ăn, khó ngủ. Thậm chí, chức năng gan cũng bị suy giảm.
● Nước tiểu của bé cũng ngả màu vàng sẫm hoặc màu cam. Phân có màu xám xanh hoặc đen.
Thông thường, vàng da ở trẻ sẽ xuất hiện sau 48 giờ khi sinh. Đặc biệt, tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường khi quan sát ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
3. Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Cha mẹ có thể trang bị một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả như sau:
Ánh sáng mặt trời
Ngoài việc sử dụng nguồn ánh sáng xanh từ việc chiếu đèn chuyên dụng, thì ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn ánh sáng giúp khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Ánh sáng mặt trời cung cấp nguồn dưỡng chất vitamin D dồi dào cho da bé. Đây là những vi chất cần thiết giúp cơ thể giúp tăng khả năng hấp thụ canxi. Màu sắc da của bé theo đó cũng dần được cải thiện.
Ánh sáng mặt trời giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ
Tuy nhiên, mẹ cần chọn thời điểm thích hợp cho bé tắm nắng để tránh sự tác động xấu của tia cực tím trên cơ thể. Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể cho bé tắm nắng là vào sáng sớm, với thời gian kéo dài trong khoảng từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
Chữa vàng da bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng, cung cấp vitamin và góp phần giúp lá gan của bé hoàn thiện các chức năng cơ bản. Khi gan hoạt động tốt, lượng bilirubin dư thừa sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể giúp cải thiện tình trạng vàng da của bé. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ từ 8 đến khoảng 12 lần trong một ngày. Đối với sữa pha theo công thức, mẹ hãy đảm bảo cho bé bú từ 6 đến 10 lần trên ngày.
Sữa mẹ giúp cải thiện vàng da ở trẻ
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trẻ
Nước là yếu tố cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước. Để cải thiện tình trạng này các bậc cha mẹ cần cung cấp đủ lượng nước hàng ngày giúp cơ thể bé vận hành một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cách bổ sung lượng nước cho cơ thể trẻ chỉ đem lại hiệu quả khi bé mắc triệu chứng vàng da ở mức độ nhẹ.
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất vào cơ thể của mình để cho con bú. Ngay khi hấp thụ các dưỡng chất đó, da của trẻ có thể trở nên sáng hơn và khắc phục được tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần theo dõi tình trạng da của trẻ ít nhất hai lần trên này để quan sát sự chuyển biến tích cực.
Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh là những liệu pháp lành tính, an toàn nhưng cần sự kiên trì. Mẹ nên áp dụng các mẹo dân gian trên 2 đến 3 lần trên tuần. Nếu sau khoảng 2-3 tuần mà da bé chưa cải thiện thì rất có thể bé đang mắc vàng da bệnh lý. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại và dịch vụ y tế hàng đầu, Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà cha mẹ có thể lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Để được tư vấn thông tin sức khỏe, hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, cha mẹ có thể thể liên hệ số hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!