Các tin tức tại MEDlatec

Mọi điều nên biết về u ống tuyến mồ hôi

Ngày 01/12/2023
U tuyến mồ hôi (u ống tuyến mồ hôi, mụn thịt) là kết quả của sự tăng sinh quá mức tế bào ống tuyến mồ hôi. Cụ thể nguyên nhân hình thành bệnh lý này và phương pháp điều trị ra sao, trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể.

1. Phân loại và đặc điểm u ống tuyến mồ hôi

1.1. Phân loại u ống tuyến mồ hôi

U tuyến mồ hôi được biết đến nhiều hơn với tên gọi khác là mụn thịt. Đây là dạng tổn thương sẩn nhỏ trên da, tương đồng với màu da hoặc có màu vàng. Sự hình thành của u là kết quả từ quá trình tăng sinh hoạt động của tuyến mồ hôi.

U ống tuyến mồ hôi được nhiều người biết đến với tên gọi mụn thịt

Có 4 loại u tuyến mồ hôi:

- Loại khu trú: các khối u nhỏ, chỉ xuất hiện ở một vùng của cơ thể. Dạng u tuyến mồ hôi này phổ biến nhất và không xuất phát từ bất cứ bệnh lý nào.

- Loại liên quan với hội chứng Down: sự hình thành u tuyến mồ hôi là do thay đổi di truyền do mắc hội chứng Down.

- Loại toàn thể: các u tuyến mồ hôi có mặt ở nhiều bộ phận của cơ thể, thường gặp ở người trưởng thành.

- Loại di truyền: các u tuyến mồ hôi là kết quả di truyền từ cha mẹ.

1.2. Đặc điểm về vị trí và hình thái tổn thương u ống tuyến mồ hôi

Có thể nhận diện đặc điểm của u tuyến mồ hôi qua các biểu hiện sau:

- Nốt sẩn tròn với đường kính 1 - 3mm, chắc, không chứa nhân bên trong.

- Nốt sẩn màu vàng hoặc cùng màu với màu da.

- Tập trung thành từng cụm nhỏ với nhiều nốt sẩn tương đương về màu sắc, hình dạng và kích thước.

U tuyến mồ hôi thường hình thành ở gần ống dẫn mồ hôi, có thể gây ra những ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vị trí khu trú phổ biến nhất của u tuyến mồ hôi là:

- Trên mí mắt, dưới hoặc xung quanh mắt.

- Trên mặt, chủ yếu là má dưới.

- Nách hoặc ngực.

- Vùng trán.

- Xung quanh hoặc ngay trên bộ phận sinh dục.

2. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao bị u ống tuyến mồ hôi

2.1. Nguyên nhân hình thành u ống tuyến mồ hôi

Như đã nói đến ở trên, u tuyến mồ hôi hình thành là do sự phát triển quá mức của tế bào bên trong tuyến mồ hôi (tuyến eccrine). Khi cơ thể tăng thân nhiệt, tuyến này sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể.

Sự phát triển quá mức của tế bào trong tuyến mồ hôi sinh ra u tuyến mồ hôi

Tuy nhiên, sự tác động của một số yếu tố nội sinh, môi trường hoặc yếu tố vật lý có thể khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, điển hình như:

- Bị căng thẳng.

- Hoạt động thể chất hoặc tập luyện.

- Thân nhiệt tăng cao.

- Đột biến gen.

2.2. Ai có nguy cơ cao với u ống tuyến mồ hôi?

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị u tuyến mồ hôi nhưng nhóm đối tượng sau thường có nguy cơ cao hơn:

- Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn so với nam giới).

- Người đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, Marfan hoặc Down.

- Người da trắng.

- Qua độ tuổi dậy thì.

- Độ tuổi 40 - 60.

- Người có làn da tối màu.

3. Phương pháp điều trị u ống tuyến mồ hôi

Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, bệnh u tuyến mồ hôi có thể được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau như: laser CO2, màu da, phẫu thuật cắt bỏ u, đốt điện,... Mỗi phương pháp điều trị u tuyến mồ hôi đều có những ưu - nhược điểm riêng. Tùy vào từng mức độ bệnh và loại u mắc phải mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương án trị bệnh phù hợp.

- Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị ít phát huy tác dụng. Trước đây, để điều trị u tuyến mồ hôi, bác sĩ thường kết hợp dụng thuốc bôi chứa axit để tác động loại bỏ tổn thương và thuốc uống. Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng thuốc có thể để lại sẹo và dễ gặp tác dụng phụ nên phương pháp này ít được áp dụng.

- Điều trị ngoại khoa

+ Laser CO2

Hình thức điều trị này sử dụng bước sóng 10.600 nm để loại bỏ tổ chức u. Công suất điều trị sẽ có sự khác nhau tùy vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương. Đây là phương pháp điều trị bằng công nghệ hiện đại, có tính thẩm mỹ cao và loại bỏ u tuyến mồ hôi hiệu quả. Đặt biệt, công nghệ Laser CO2 siêu xung thế hệ mới còn có khả năng loại bỏ u tuyến mồ hôi chỉ trong 1 lần điều trị mà không để lại sẹo trên da.

Laser Co2 điều trị hiệu quả u tuyến mồ hôi

+ Phẫu thuật cắt bỏ: quá trình phẫu thuật sẽ lấy đi u ống tuyến mồ hôi nhưng lại dễ để lại sẹo trên da. Vì thế, phương pháp này chỉ phù hợp để áp dụng với trường hợp vùng tổn thương có phạm vi hẹp.

+ Radio surgery: bác sĩ sẽ dùng sóng cao tần để phá hủy mô của u tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, sau điều trị da dễ bị tăng sắc tố và có sẹo nên phương pháp này ít khi được lựa chọn.

Điều trị u tuyến mồ hôi ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau về phương pháp thực hiện. Vì thế, người bệnh nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng hiện trạng da, chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Sau điều trị, để phòng ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh nên tránh dùng đồ uống chứa cồn, có chế độ sinh hoạt và tập luyện điều độ. Để tránh gây nên viêm nhiễm cho da, tốt nhất nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, mặc quần áo sáng màu để giảm hấp thụ bức xạ và không nên mặc đồ hở da quá nhiều. Chế độ ăn giàu vitamin, cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng sẽ giúp tăng đề kháng da để chống lại sự xuất hiện của u tuyến mồ hôi.

Quý khách hàng có biểu hiện nghi ngờ và cần được chẩn đoán, điều trị hiệu quả u tuyến mồ hôi, có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Đây cũng là tổng đài sẵn lòng giải đáp, cung cấp các thông tin xác đáng để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách liên quan đến bệnh lý này.

Từ khoá: u tuyến mồ hôi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.