Các tin tức tại MEDlatec
Một số dấu hiệu dị tật đầu nhỏ ở trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua
- 14/04/2020 | Hỏi đáp: Siêu âm em bé đầu nhỏ có nguy hiểm không?
- 08/03/2022 | Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền và lưu ý khi thực hiện
- 15/10/2021 | Bác sĩ chỉ rõ một số dị tật sơ sinh thường gặp cần can thiệp sớm
- 10/01/2022 | Một số dị tật sơ sinh thường gặp và lời khuyên cho các mẹ bầu
1. Tìm hiểu chung về tật đầu nhỏ
Dị tật đầu nhỏ là tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, nếu gặp phải tình trạng này, vòng đầu của bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường. Khi phát hiện những đặc điểm bất thường của vòng đầu trẻ, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.
Tật đầu nhỏ khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh
Trên thực tế, hiện tượng trẻ sinh ra đầu nhỏ chủ yếu là do não bộ phát triển kém trong giai đoạn bào thai, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước đầu của trẻ khi chào đời. Các bậc phụ huynh cần nắm được nguyên nhân chính xác và điều trị cho bé trong trường hợp thực sự cần thiết.
Một số trường hợp bị dị tật đầu nhỏ do các khớp sọ dính vào nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của não bộ cũng như kích thước đầu. Lúc này, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để giải quyết tình trạng dính khớp sọ, nhờ vậy não bộ có không gian để phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu oxy não trong bào thai hoặc sự xuất hiện của đột biến nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế, trong giai đoạn mang thai, mẹ phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và kịp thời phát hiện những điểm bất thường của thai nhi.
2. Những dấu hiệu cho biết trẻ bị dị tật đầu nhỏ
Các bậc phụ huynh thường tỏ ra lo lắng không biết trẻ bị dị tật đầu nhỏ sẽ có triệu chứng như thế nào? Đây là thông tin quan trọng giúp chúng ta theo dõi, kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe của con và điều trị sớm.
Khi bị dị tật đầu nhỏ, não bộ của trẻ phát triển khá nhỏ
Thực tế, khi mắc chứng đầu nhỏ, kích thước vòng đầu của trẻ vẫn tăng, tuy nhiên nếu so sánh với bạn bè bằng tuổi thì sẽ thấy kích thước này nhỏ hơn đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của não bộ không tốt, chính vì thế, trí tuệ của trẻ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng về sự phát triển của bé, liệu trẻ có theo kịp các bạn đồng trang lứa hay không.
Như đã phân tích ở trên, não bộ của trẻ phát triển kém hơn so với bình thường sẽ dẫn tới một số biểu hiện bất thường, ví dụ như quá trình tập ngồi, tập đi hay tập nói, khả năng cân bằng, phối hợp của trẻ diễn ra chậm hơn khiến cha mẹ tỏ ra khá sốt ruột. Đồng thời, khả năng nghe, nói hoặc ăn uống của bé sẽ có dấu hiệu kém hơn so với bình thường,… Nhìn chung các bậc phụ huynh không nên chủ quan trước những triệu chứng kể trên, đó là tín hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị dị tật đầu nhỏ và cần được theo dõi, điều trị kịp thời.
Bên cạnh những đặc điểm kể trên, tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao và thường xuyên bị co giật. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, chúng ta nên chủ động cho con đi khám và điều trị dị tật đầu nhỏ ở trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trí tuệ và khả năng vận động của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều
3. Dị tật đầu nhỏ có thể điều trị được hay không?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: dị tật đầu nhỏ có thể điều trị dứt điểm được hay không? Hiện nay, chứng bệnh này vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn, nếu không may mắc bệnh, trẻ sẽ phải chung sống cả đời với tình trạng này. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe của bé sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau.
Với trường hợp bệnh nhẹ, sức khỏe của bé hầu như không chịu ảnh hưởng xấu, điểm khác biệt duy nhất đó là kích thước đầu nhỏ hơn so với bạn bè bằng tuổi. Lúc này, cha mẹ nên chủ động cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.
Với trường hợp dị tật đầu nhỏ ở mức độ nghiêm trọng, trẻ cần được theo dõi và điều trị sát sao để kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Việc duy trì điều trị giúp cải thiện phần nào khả năng giao tiếp, nghe và vận động của trẻ, trí tuệ sẽ được phát triển hơn.
Dị tật đầu nhỏ có thể điều trị được không?
Cụ thể, bệnh nhân được điều trị và cải thiện hoạt động hệ thần kinh cũng như cơ bắp. Đa phần trẻ nhỏ sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc nhằm mục đích kiểm soát cơn động kinh hoặc cơ giật diễn ra. Song song đó, trẻ cần được điều trị vật lý, cơ ăn và trị liệu ngôn ngữ để có cơ hội hòa nhập với cuộc sống.
Các bậc phụ huynh nên cho bé đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm theo dõi, xử lý dị tật đầu nhỏ. Một gợi ý dành cho bạn đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm hoạt động và nhiều cơ sở trên toàn quốc. Để được tư vấn, hướng dẫn kỹ hơn, mời bạn liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
4. Xây dựng chế độ sinh hoạt dành cho trẻ bị dị tật đầu nhỏ
Bên cạnh việc điều trị, trẻ mắc chứng đầu nhỏ cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, điều này góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị bệnh, giúp trẻ tự tin hòa nhập với xã hội.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, ngoài các dinh dưỡng thiết yếu, trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Ngược lại, trẻ bị dị tật đầu nhỏ nên hạn chế sử dụng hoặc tiếp xúc với sản phẩm chứa chất kích thích, ví dụ như rượu, bia, sản phẩm có thể gây nghiện,…
Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận hơn, nếu phát hiện mắc bệnh, cha mẹ nên chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đặc biệt, trẻ bị tật đầu nhỏ nên tránh tiếp xúc với hóa chất - tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Thai phụ nên chú ý chăm sóc sức khỏe để hạn chế nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật
Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã nắm được nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Từ đó, chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt trong giai đoạn mang thai để em bé sinh ra khỏe mạnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!