Các tin tức tại MEDlatec
Nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng bất thường của chỉ số axit uric
- 30/03/2020 | Nồng độ acid uric trong máu bao nhiêu là bị Gout?
- 03/02/2020 | Xét nghiệm acid uric giúp theo giõi và chẩn đoán bệnh Gout
1. Đôi nét về chỉ số axit uric trong máu
Axit uric là thành phẩm thải loại sau quá trình chuyển hóa chất purin. Thận sẽ lọc chúng ra khỏi máu, từ nước tiểu đào thải ra môi trường bên ngoài. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ số này có thể tăng cao bất thường, gây nên những tình trạng bất lợi đối với sức khỏe. Bình thường, nồng độ chỉ đạt mức dưới 7 mg/dL (420 micromol/l). Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy chỉ số tăng cao khi:
-
Ở nam: cao hơn 7 mg/dL (tương dương 420 micromol/l).
-
Ở nữ: cao hơn 6 mg/dL (tương đương 360 micromol/l).
Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu
2. Các triệu chứng gặp phải nếu các chỉ số tăng cao là gì?
Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp phải khi chỉ số axit uric trong máu tăng cao:
-
Bệnh Gout: tại các khớp xương, nhất là khớp ngón tay chân (ngoài ra còn có khớp gối, khuỷu tay, cổ tay/chân) xuất hiện sưng đỏ, ngứa đau, thậm chí gây biến dạng. Các sinh hoạt của bệnh nhân vì vậy mà gặp nhiều khó khăn, bất tiện thường xuyên.
-
Thận: axit uric có thể ứ đọng lại ở thận, khiến các hoạt động sinh lý bị ảnh hưởng khiến chức năng thận suy giảm, hay còn gọi là bệnh suy thận.
-
Đường tiết niệu: nếu bạn sẽ gặp phải các triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó,… có thể là do đường tiết niệu bị tắc nghẽn bởi các tinh thể kết tủa. Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, các bệnh lý về sỏi,…
-
Tim mạch: nếu các tinh thể urat lắng đọng tại tim mạch có thể gây ra một số vấn đề đau thắt hoặc nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
-
Da: các kết tủa hình thành hạt tophi trên da, thường xuất hiện tại ở vành tai, khớp xương, khuỷu tay,… gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương sụn, bao khớp và màng hoạt dịch.
Bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn đau ở các khớp tay, chân,…
3. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này là do đâu?
-
Bệnh lý: mắc các bệnh lý về thận, nhiễm độc thai nghén, nhược tuyến giáp, tăng huyết áp, ung thư máu,… đều có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu.
-
Di truyền: Do ảnh hưởng từ hội chứng Lesch - Nyhan khiến sự trao đổi purine diễn ra bất thường và có tính di truyền qua các thế hệ. Mặc dù là một hội chứng hiếm gặp, nhưng nếu người nhà của bạn có các biểu hiện liên quan, hãy cẩn trọng hơn với sức khỏe của mình.
-
Béo phì: cơ thể trọng lượng quá tải thường gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình chuyển hóa và đào thải. Cân nặng của bệnh nhân còn ảnh hưởng đến xương khớp, khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng: sử dụng nhiều bia rượu, thực phẩm chứa purin (các loại thịt như bò, dê, chó,…) có thể khiến cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển hóa và đào thải, khiến chỉ số axit uric tăng bất thường.
-
Ảnh hưởng từ thuốc: một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe bệnh nhân (như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, nhóm barbiturat,…). Vì vậy, cần tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ để sử dụng thuốc được hiệu quả hơn, giúp phòng tránh các tác dụng không mong muốn.
-
Một số nguyên nhân khác: nhịn tiểu lâu ngày, sử dụng quá nhiều rượu bia,…
Béo phì thường gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe
4. Biện pháp nào có thể phòng tránh tốt nhất?
Đề giúp ổn định các chỉ số trong máu, giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh, bạn nên thực hiện một số lời khuyên như sau:
Chế độ dinh dưỡng
- Thực phẩm nên hạn chế:
-
Thịt: chỉ nên sử dụng các món ăn từ thịt một cách vừa phải, nhất là thịt dê, cừu, bò, chó, nội tạng các loài động vật,…
-
Hải sản: đối với những người có tiền sử hoặc đang các triệu chứng liên quan, kiêng ăn hải sản (cá biển, tôm, cua, mực,…) là một việc rất cần thiết để tránh gây dư thừa lượng purin trong cơ thể.
-
Chất béo: cần lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo ví dụ như bơ, phô mai, các món ăn chiên rán, đóng gói sẵn,…
- Thực phẩm nên ăn:
Tăng cường rau củ, trái cây để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C giúp điều hòa nồng độ các chất trong máu như chuối, táo, cam, dứa, ổi,… Những thực phẩm giàu chất xơ bạn nên dùng như cần tây, rau cải, bí đỏ, súp lơ xanh,…
- Một số thực phẩm khác:
-
Sữa: các loại sữa ít béo, sữa chua, sữa đậu nành đều rất tốt cho người có nồng độ các chất trong máu bất thường.
-
Tỏi: với 1 - 2 tép mỗi ngày, bạn có thể giúp cơ thể điều hòa nồng độ axit uric trong máu bằng các thành phần dinh dưỡng có trong tỏi. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, hỗ trợ ổn định huyết áp, các bệnh về tim mạch,…
-
Giấm táo: axit malic có trong giấm táo có thể giúp phá vỡ các tinh thể urat lắng đọng, từ đó đào thải ra khỏi cơ thể.
-
Dầu oliu: thành phần dinh dưỡng của dầu oliu bao gồm cả polyphenol, giúp bổ sung chất béo cho cơ thể một cách lành mạnh, an toàn, giảm nguy cơ các biến chứng về bệnh gout.
Cung cấp các thực phẩm giàu vitamin C rất có lợi đối với sức khỏe
Bổ sung nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối tránh thói quen nhịn tiểu để cơ thể không bị ứ đọng các chất độc hại, quá trình đào thải cũng được diễn ra thuận lợi. Đồng thời còn có thể phòng tránh các bệnh liên quan về đường tiết niệu như sỏi niệu quản, viêm bàng quang,… Cần tránh xa các thức uống có cồn để phòng tránh các hậu quả do chúng mang lại, ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Cân nặng
Kiểm soát cân nặng, giữ gìn một vóc dáng cân đối ngoài tính thẩm mỹ ra bạn còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tật, ổn định nồng độ axit uric máu hiệu quả và phòng tránh nhiều căn bệnh khác (như xơ vữa động mạch, nhồi máu não, mỡ máu cao, tăng huyết áp,…).
Vận động
Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa, ổn định các chức năng sinh lý trong cơ thể. Duy trì đều đặn mỗi ngày tối thiểu 30 phút vận động khiến sức đề kháng được nâng cao hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn và thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội hay làm việc nhà,…
Thăm khám định kỳ
Kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện được các dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn sớm. Từ đó bạn sẽ được tư vấn và đưa ra những phương án giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh, bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn cải thiện và nâng cao chất lượng sức khỏe.
Việc quan tâm và thường xuyên theo dõi sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Giúp bạn nhận biết được dấu hiệu của sự tăng cao bất thường của axit uric trong máu, cũng như các bệnh lý khác. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được theo dõi, hỗ trợ những biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Liên hệ tổng đài 1900.56.56.56 tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!