Các tin tức tại MEDlatec

Người bị bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Ngày 03/07/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Cà phê sữa là một trong những loại đồ uống quen thuộc được ưa chuộng tại Việt Nam. Nhiều người có thói quen uống cà phê sữa thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với loại thức uống này, nhất là người bị bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường uống cà phê sữa được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây

1. Người bị bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Cà phê sữa là một thức uống quen thuộc giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu ngày mới hiệu quả. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, cà phê sữa sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Vậy tiểu đường uống cà phê sữa được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên cần kiểm soát và điều chỉnh lượng đường và sữa đi kèm trong ly cà phê.

Cà phê đen nguyên chất, khi sử dụng ở mức độ vừa phải (1- 2 ly mỗi ngày), được xem là an toàn và thậm chí có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine và các chất chống oxy hóa trong cà phê có thể giúp:

  • Cải thiện độ nhạy insulin;
  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 (đối với người chưa mắc bệnh);
  • Tăng cường trao đổi chất và chức năng gan;
  • Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do,  giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ lượng sữa và đường khi uống cà phê 

Tuy nhiên, caffeine có thể tạm thời làm giảm hoạt động của insulin, khiến đường trong máu cao hơn. Vì vậy, người tiểu đường cần uống cà phê với liều lượng hợp lý, không quá 2 tách không đường mỗi ngày.

Khi thêm sữa đặc (loại thường dùng trong cà phê sữa Việt Nam) và đường tinh luyện, lượng carbohydrate và đường đơn trong đồ uống này tăng đáng kể. Điều này có thể:

  • Làm tăng đột ngột đường huyết sau bữa ăn;
  • Gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường;
  • Tăng nguy cơ biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt và thận.

Do đó, nếu vẫn muốn thưởng thức cà phê sữa, người bệnh cần chỉnh sửa công thức phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

2. Lưu ý khi uống cà phê sữa cho người bị tiểu đường

Bên cạnh quan tâm tới vấn đề tiểu đường uống cà phê sữa được không, người bệnh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát đường huyết:

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cà phê sữa vào khẩu phần hàng ngày. Dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng phù hợp nhất cho từng cá nhân.

Người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cà phê sữa

Uống với liều lượng hợp lý

Người tiểu đường vẫn có thể uống cà phê sữa, nhưng nên giới hạn ở mức 1–2 ly mỗi ngày. Khi pha, chỉ nên dùng 1–2 muỗng sữa đặc hoặc thay bằng sữa hạt không đường, tránh thêm đường.

Hạn chế hoặc thay thế sữa đặc

Sữa đặc chứa rất nhiều đường và chất béo. Thay vào đó, người bệnh có thể:

  • Sử dụng sữa tách béo không đường;
  • Dùng sữa hạt không đường (như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành);
  • Sử dụng sữa công thức chuyên biệt dành cho người tiểu đường.

Những loại sữa này có chỉ số đường huyết (GI) thấp và không làm đường huyết tăng vọt sau khi tiêu thụ.

Thời điểm uống 

Uống cà phê sau bữa sáng sẽ giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết, tránh uống cà phê khi bụng đói, vì có thể làm tăng cortisol và ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Ngoài ra, không nên uống cà phê vào buổi tối, vì có chứa caffeine có thể gây mất ngủ, khiến đường huyết dễ rối loạn vào ngày hôm sau. 

Theo dõi đường huyết sau khi uống cà phê

Người tiểu đường nên đo đường huyết sau khi uống cà phê sữa để biết cơ thể phản ứng ra sao với loại đồ uống này. Nếu mức đường huyết tăng cao quá mức cho phép, cần điều chỉnh lại công thức hoặc ngừng sử dụng.

3. Các loại đồ uống thay thế cà phê sữa tốt cho người bị tiểu đường 

Bên cạnh cà phê sữa, người bệnh có thể sử dụng các loại nước uống ít chứa đường hoặc không chứa đường mà vẫn thơm ngon, giải khát tốt cho sức khỏe như:

  • Trà xanh: Trà xanh là loại nước uống không chứa calo, giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, hợp chất có khả năng chống ung thư, kháng khuẩn và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể. Với người bệnh tiểu đường, uống trà xanh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều hoặc uống khi bụng đói vì có thể làm loãng dịch dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày;

Trà xanh là thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường 

  • Nước chanh: Vào những ngày hè oi bức, nước chanh là lựa chọn tuyệt vời giúp thanh nhiệt, giải khát mà vẫn phù hợp với người bệnh tiểu đường. Để an toàn, bạn nên pha nước chanh với 1–2 muỗng cà phê đường ăn kiêng hoặc một lượng đường nhỏ tùy vào tình trạng sức khỏe. Thêm vài lát gừng, vài cọng sả hoặc vài lá bạc hà sẽ giúp ly nước trở nên phần hấp dẫn hơn;
  • Sữa: Người tiểu đường nên chọn sữa không đường, ít béo hoặc tách béo để hạn chế lượng calo và chất béo bão hòa. Trong 100 gram sữa có khoảng 50 kcal, vì vậy nên giới hạn ở mức 200 ml/ngày. Trường hợp người bệnh ăn uống kém, có thể bổ sung lượng sữa nhiều hơn theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Sữa hạt: Các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa đậu phộng không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng lành mạnh, hỗ trợ ổn định đường huyết, bảo vệ sức khỏe.

Với lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc người bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng loại đồ uống này một cách an toàn. Dù không bị cấm tuyệt đối, nhưng người tiểu đường cần lựa chọn cà phê ít đường, ít sữa hoặc thay thế bằng sữa không đường, sữa thực vật, đồng thời kiểm soát lượng dùng phù hợp. Quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống cân đối, kiểm tra đường huyết định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài. 

Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc cần giải đáp, có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.