Các tin tức tại MEDlatec
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và biện pháp trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
- 01/01/2024 | 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà hiệu quả
- 01/02/2024 | Rối loạn tiêu hóa: dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục
- 01/02/2024 | Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả
- 01/02/2024 | Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ cha mẹ nào cũng nên biết
- 04/09/2024 | Ngỡ rối loạn tiêu hóa thông thường, đi khám phát hiện ung thư đại tràng
1. Giải đáp câu hỏi: người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
1.1. Yến mạch
Theo phân tích, lượng chất xơ trong yến mạch có thể giúp hạn chế triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, yến mạch cũng chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin khác cần thiết cho cơ thể.
Chất xơ trong yến mạch giúp giảm triệu chứng táo bón
1.2. Sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Theo đó, lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng cân bằng môi trường trong đường tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy và táo bón. Vì vậy nếu bị rối loạn tiêu hóa, bạn hãy sử dụng sữa chua mỗi ngày.
1.3. Gừng
Gừng có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Không những vậy, gừng được cho là có tác dụng cải thiện triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày.
1.4. Hạt chia
Đây là loại hạt tốt cho đường ruột với nguồn chất xơ dồi dào. Trong đó, chất xơ chứa trong loại hạt này sẽ tham gia tổng hợp Gelatin trong dạ dày, cơ chế hoạt động tương tự như Prebiotic, giúp tạo môi trường thuận lợi để lợi khuẩn phát triển. Mặt khác, chất xơ trong hạt chia được cho là có khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng hơn, giúp giảm triệu chứng táo bón.
Chất xơ trong hạt chia giúp tổng hợp Gelatin trong dạ dày
1.5. Trái cây tốt cho đường tiêu hóa
Những loại trái cây như chuối, táo, bơ, đu đủ,... đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chức năng đường tiêu hóa. Cụ thể:
- Chuối: Là loại trái cây giàu khoáng chất Kali, giúp cung cấp chất điện giải cần thiết, phần nào hạn chế tình trạng mất nước, tiêu chảy ở người bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong chuối được cho là có khả năng hấp thụ lượng dịch lỏng dư thừa ở dạ dày, có ích cho sự phát triển của lợi khuẩn.
- Táo: Pectin trong táo là một dạng chất xơ hòa tan cần thiết cho hệ tiêu hóa. Loại chất xơ này không được hấp thụ tại ruột non mà sẽ xâm nhập xuống ruột kết, hỗ trợ quá trình đào thải phân, đồng thời hạn chế tiêu chảy.
- Bơ: Đây là loại trái cây chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất béo không bão hòa cần thiết cho hệ cơ quan như gan, túi mật, tuyến tụy cũng như đường tiêu hóa. Nhiều dưỡng chất trong trái bơ sẽ tham gia tổng hợp vitamin A từ Beta-carotene, giúp bảo vệ lớp niêm mạc của đường ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Dứa: Chứa nhiều chất xơ, nâng cao hiệu quả khả năng hấp thụ protein trong cơ thể; giúp giảm triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu,...
- Đu đủ: Trong loại trái cây này có chứa Enzyme Papain giúp nâng cao hoạt động của đường tiêu hóa thông qua cơ chế phá vỡ sợi protein, cải thiện khả năng hấp thụ của cơ thể, giảm tác động của hội chứng ruột kích thích.
Nếu chưa biết bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, bạn không nên bỏ qua chuối
1.6. Các loại rau củ
Trong hầu hết các loại rau củ đều chứa nhiều vitamin, chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng táo bón. Trong đó, măng tây, súp lơ xanh, cà rốt,.... là những loại rau củ đặc biệt tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa.
1.7. Một số loại thực phẩm khác
Bên cạnh những loại thực phẩm kể trên, bạn nên bổ sung thêm các loại phẩm khác như cá hồi, khoai lang. Trong đó, khoai lang rất giàu chất xơ, vitamin,... giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
2. Biện pháp trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
2.1. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa và giảm tác động tiêu cực của rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một vài nguyên tắc để bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
- Uống nhiều nước: Cơ thể cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, trước và sau bữa ăn khoảng một tiếng, bạn hãy uống 1 đến 2 cốc, nhằm làm loãng lượng axit trong đường tiêu hóa.
- Nhóm thực phẩm chỉ cần bổ sung vừa phải: Chất xơ không hòa tan và chất đạm là hai nhóm chất bạn chỉ nên bổ sung vừa phải. Bởi chất xơ không hòa tan dễ gây đầy hơi, mặt khác thì tiêu thụ quá nhiều protein cũng không phải là tốt.
- Nhóm thực phẩm cần hạn chế bổ sung: Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn nên hạn chế bổ sung thực phẩm giàu chất béo và đường.
- Ưu tiên chất béo lành mạnh: Chất béo bão hòa trong các loại cá, trái bơ,... có lợi cho đường tiêu hóa.
- Kiểm soát lượng chất xơ bổ sung hàng ngày: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất xơ tối ưu cần bổ sung mỗi ngày vào khoảng 30g. Trong đó, gạo lứt, rau xanh, trái cây, một số loại đậu,... là nguồn bổ sung chất xơ lành mạnh bạn không nên bỏ qua.
Khi được bổ sung đủ nước, đường tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn
2.2. Tìm cách tránh xa căng thẳng
Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng khiến hệ thần kinh trung ương ức chế ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa. Cụ thể khi đó, hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm hơn, dịch tiêu hóa giảm. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, không suy nghĩ hay lo âu quá nhiều.
2.3. Ăn uống từ tốn
Thay vì ăn uống một cách vội vã, bạn nên duy trì thói quen ăn uống từ tốn. Như vậy, cơ thể sẽ thu hiệu quả chất dinh dưỡng hơn, hạn chế sự xuất hiện của triệu chứng đầy hơi.
2.4. Hạn chế sử dụng gia vị
Tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng đồ ăn chứa gia vị như ớt, tiêu, tỏi.
2.5. Vận động thể chất mỗi ngày
Vận động thể chất hàng ngày cũng là cách giúp bạn thúc đẩy khả năng giải phóng Endorphin giúp giảm stress. Nhờ đó, đường tiêu hóa sẽ ít bị ảnh hưởng, rối loạn tiêu hóa phần nào được giảm bớt.
3. Khi nào người bị rối loạn tiêu hóa cần đi khám?
Rối loạn tiêu hóa thường là hệ quả của việc ăn uống thiếu cân đối, thói quen lười uống nước. Ngoài ra trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột thừa cấp tính, bệnh lý về đường tiết niệu.
Nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh lý cấp tính, bạn cần nhờ người đi đến cơ sở y tế gấp
Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi sinh hoạt theo hướng lành mạnh nhưng tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn không thuyên giảm, bạn tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt nếu nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng của bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, bạn hãy nhờ người thân đưa đến ngay cơ sở y tế gấp để được bác sĩ trợ giúp xử lý.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã biết bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Bên cạnh áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt hợp lý, bạn hãy tìm cách bảo vệ sức khỏe bằng việc thăm khám thường xuyên, hoặc cảm nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng khác thường. Nếu chưa biết nên đi khám tại địa chỉ y tế nào uy tín, bạn có thể cân nhắc lựa chọn chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!