Tin tức
Rối loạn tiêu hóa: dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục
- 29/07/2022 | Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết
- 01/01/2024 | 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà hiệu quả
- 01/02/2024 | Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả
- 01/02/2024 | Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ cha mẹ nào cũng nên biết
- 04/09/2024 | Ngỡ rối loạn tiêu hóa thông thường, đi khám phát hiện ung thư đại tràng
1.
Nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa
1.1. Chế độ ăn uống kém
Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ và nước có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Thực phẩm ít chất xơ như đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu đường,... có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng có thể gây rối loạn tiêu hóa
1.2. Stress và áp lực tinh thần
Stress và áp lực tinh thần có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Khi cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng có thể chi phối đến hệ thống tiêu hóa và gây ra các triệu chứng: đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
1.3. Mất cân bằng vi sinh vật đường ruột
Nếu hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn gây hại hoặc giảm số lượng vi khuẩn có lợi. Kết quả của tình trạng này là các vấn đề như viêm ruột, tiêu chảy hoặc táo bón.
1.4. Dị ứng thực phẩm
Một số người có thể phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm nhất định nên khi tiêu thụ phải nhóm thực phẩm này sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,... Các thực phẩm gây dị ứng thường gặp gồm: sữa, đậu nành, đậu phộng, lúa mì,...
1.5. Bệnh lý tiêu hóa
Một số bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên các bệnh lý này thường là do viêm nhiễm hoặc rối loạn chức năng đường hệ tiêu hóa.
1.6. Tác động của thuốc
Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc điều trị ung thư có thể gây ra rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu: tiêu chảy, táo bón.
2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng, khó chịu
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa là đau bụng sau khi ăn. Cơn đau thường xuất phát ở vùng bụng giữa, đau quặn và kéo dài.
- Buồn nôn, nôn
Hầu hết bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi ăn phải thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa. Điều này là do sự kích thích của tác nhân gây bệnh đến ruột non hoặc dạ dày.
Người bị rối loạn tiêu hóa rất dễ đau bụng, đi ngoài nhiều lần và buồn nôn
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Tiêu chảy và táo bón là hai triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Người bệnh sẽ đi ngoài phân lỏng với tần suất nhiều hơn bình thường hoặc gặp khó khăn trong việc đi ngoài, khi đại tiện phân thường cứng và khô.
- Cảm giác đầy bụng
Cảm thấy bụng đầy khi chưa ăn hoặc sau khi ăn dù với một lượng rất nhỏ cũng là triệu chứng mà người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp phải.
- Khó chịu sau khi ăn
Có một số người sẽ cảm thấy khó chịu sau khi ăn những loại thực phẩm nhất định.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên đây có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào mức độ mà rối loạn mà người bệnh gặp phải.
3. Cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa
3.1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
- Chế độ ăn uống cân đối
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống là phần không thể thiếu trong quy trình xử trí với rối loạn tiêu hóa. Vì thế, người bệnh nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh vào chế độ ăn của mình.
Tăng cường chất xơ, bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ chế độ ăn là cách để hệ tiêu hóa hoạt động mượt mà hơn và cung cấp năng lượng để cơ thể sớm hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý tránh ăn thực phẩm giàu chất béo, giàu đường và đồ ăn nhanh trong giai đoạn có triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Chia nhỏ bữa ăn
Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày là cách giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi và dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
- Dùng thuốc hỗ trợ
Một số loại thuốc sau đây có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa:
+ Men vi sinh probiotic: đây là thực phẩm giúp bổ sung vi sinh vật có lợi để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
+ Thuốc giảm đau: một số trường hợp gặp cơn đau bụng quá mức do rối loạn tiêu hóa có thể dùng thuốc giảm paracetamol nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tiêu hóa.
Khám bác sĩ chuyên khoa giúp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả và an toàn
3.2. Tư vấn dinh dưỡng và kiểm soát tinh thần
Nếu có thể, hãy tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đang gặp phải.
Ngoài ra, kiểm soát tinh thần để tránh căng thẳng, lo âu cũng sẽ giúp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa sớm được khắc phục.
3.3. Can thiệp y tế
Trong trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng triệu chứng rối loạn tiêu hóa không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám. Thông qua các hình thức kiểm tra cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và hướng dẫn bạn cách chăm sóc sức khỏe, điều trị phù hợp để sớm ổn định đường tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài không chỉ giảm sút chất lượng cuộc sống mà còn suy giảm sức khỏe của người bệnh. Thậm chí có những trường hợp mất nước không kiểm soát do rối loạn tiêu hóa có thể đe dọa đến sự sống. Vì thế, người bệnh cần chú ý theo dõi diễn tiến bệnh để kịp thời thăm khám trong trường hợp cần thiết để tìm ra biện pháp ổn định sức khỏe nhanh chóng.
Quý khách hàng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa và cần được thăm khám và điều trị có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!