Các tin tức tại MEDlatec

Nguyên nhân nổi mụn ẩn trên trán là gì? Trị mụn ẩn như thế nào?

Ngày 20/02/2025
Mụn ẩn trên trán chính là tác nhân khiến làn da sần sùi, thô ráp và gây mất thẩm mỹ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn ẩn có thể bị viêm, sưng đỏ gây đau. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây mụn để biết cách phòng ngừa và cách điều trị mụn ẩn hiệu quả.

1. Nổi mụn ẩn trên trán nguyên nhân do đâu?

Mụn ẩn là một dạng mụn không viêm mọc ở bên dưới bề mặt da. Những nốt mụn này không gây đau và khó chịu nhưng sẽ khiến da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ. Đầu nốt mụn tương đối cứng. Mụn ẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1.1. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh với nhiều sữa, đường,... không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn khiến làn da xuất hiện nhiều mụn ẩn trên trán và các vùng da khác. Bên cạnh đó, khi bạn bị thiếu ngủ thường xuyên, đi kèm stress lâu ngày cũng có thể khiến mụn xuất hiện. 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là tác nhân gây hại đối với làn da

1.2. Sự thay đổi hormone

Nội tiết tố thay đổi cũng sẽ khiến cho cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi và bã nhờn bị rối loạn. Đây chính là điều kiện vô cùng thuật lợi cho các loại vi khuẩn xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở trên da, gây nổi mụn. Điều này thường phổ biến ở những bạn đang trong độ tuổi dậy thì, sự thay đổi từ bên trong cơ thể sẽ khiến nồng độ hormone tăng, thúc đẩy sản xuất dầu nhờn ở trên da và gây mụn. 

1.3. Chăm sóc da sai cách

Chăm sóc da mặt sai cách sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây mụn ẩn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm da không phù hợp có thể khiến da bị kích ứng và gây bít tắc lỗ chân lông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện mụn ẩn ở trên trán khá phổ biến. 

1.4. Do ảnh hưởng từ các sản phẩm chăm sóc tóc

Tóc mái tóc cũng có thể là nguyên nhân khiến trán có nhiều mụn ẩn. Nếu bạn không làm sạch tóc thường xuyên thì dầu và bụi bẩn trên tóc sẽ dễ bám vào vùng da trán. Những yếu tố này chính là tác nhân làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nổi mụn. 

Chưa dừng lại ở đó, một vài sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp như sản phẩm có chứa dầu thơm, gel, sáp, dầu dừa,... cũng có thể khiến da nổi nhiều mụn ẩn hơn khi sử dụng. 

1.5. Do tiếp xúc với các đồ vật chứa nhiều bụi bẩn

Vùng da trán là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nón, tóc mái, mũ bảo hiểm,... đây đều là những “nơi” có chứa rất nhiều bụi và vi khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh chúng thường xuyên sẽ vô tình tạo điều kiện để mụn ẩn xuất hiện ở trên vùng trán. 

Mụn ẩn trên trán có thể do sự tấn công từ các loại vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài

1.6. Thường xuyên makeup

Vì tính chất công việc, nếu bạn phải thường xuyên trang điểm sẽ khiến cho làn da không được nghỉ ngơi. Lớp makeup dày sẽ làm cho các lỗ chân lông bị bít tắc và gây nổi mụn. Ngoài ra, một số loại mỹ phẩm không phù hợp còn khiến da bị kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu. 

Vậy nên, nếu phải trang điểm thường xuyên, bạn nên chú trọng đến công đoạn tẩy trang để lấy sạch đi lớp mỹ phẩm trên da mặt. Không những thế, chu trình dưỡng da cũng rất quan trọng để làn da được cung cấp đủ dưỡng chất và khỏe mạnh. 

1.7. Do thói quen sờ tay lên da

Đầu ngón tay chính là nơi phải tiếp xúc với nhiều thứ mỗi ngày, vì vậy chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn và dầu nhờn. Nếu bạn có thói quen dùng tay để chạm hoặc gãi trên da sẽ vô tình tạo điều kiện cho các yếu tố gây mụn phát triển và ngày một lan rộng. 

Vi khuẩn từ các ngón tay cũng là nguyên nhân khiến mụn ẩn bùng phát

1.8. Do môi trường sống bị ô nhiễm

Nắng nóng, bụi bẩn từ môi trường sống tích tụ ở dưới da sẽ khiến mụn ẩn sinh sôi, đặc biệt ở vùng trán khi không được che chắn. Nếu da mặt không được vệ sinh cẩn thận và sạch sẽ sau một ngày dài sẽ khiến cho tình trạng mụn ẩn ngày càng nhiều và khó điều trị dứt điểm. 

2. Những dấu hiệu nhận biết vùng trán có mụn ẩn

Mụn ẩn trên trán có thể được phát hiện thông qua một số dấu hiệu như sau:

  • Các nốt mụn nhỏ, không trồi lên hẳn trên bề mặt da.
  • Khi sờ vào vùng da có mụn ẩn sẽ cảm thấy sần sùi, khô ráp và không được mịn màng.
  • Mụn ẩn có xu hướng xuất hiện trong một vùng da rộng và thường tạo thành từng cụm mụn lớn. 
  • Khi trang điểm, những nốt mụn ẩn ở trên trán sẽ càng dễ bị nhìn thấy vì vùng da này không có độ mịn, khiến các khuyết điểm này càng lộ rõ hơn. 
  • Mụn ẩn có thể lan rộng qua những vùng da khác gần đó. 

3. Có nên tự nặn mụn ẩn không?

Loại bỏ mụn ẩn chính là một trong những yếu tố cần thiết để làm giảm mụn và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị mụn. Tuy nhiên, các thao tác nặn mụn cần phải được thực hiện đúng quy trình, đúng cách và đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, đặc biệt khi nhân mụn vẫn còn nằm sâu ở bên dưới lớp da hoặc chưa có nhân mụn. Vậy nên, bất cứ thao tác lấy mụn sai cách nào cũng sẽ khiến da bạn bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng và khiến mụn tiến triển nặng, gây thâm, khó điều trị. Lúc này, bạn nên tìm đến các cơ sở da liễu uy tín để được thực hiện quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa, đảm bảo an toàn cho làn da của bạn. 

Tự nặn mụn tại nhà có thể khiến làn da gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn

4. Những biện pháp trị mụn ẩn phổ biến

Ngày nay, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều biện pháp điều trị mụn ẩn trên trán cũng ra đời, mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc. Hiện tại, một số biện pháp điều trị mụn phổ biến, được các chuyên gia da liễu tin dùng như:

4.1. Peel da sinh học

Đây là phương pháp giúp trị mụn và trị thâm khá hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những trường hợp bị mụn ẩn. Peel da sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho bệnh nhân như làm sạch lỗ chân lông, cải thiện kết cấu da, làm sáng da, mịn da, giảm sắc tố và các đốm đen, đồng thời cũng ngăn ngừa mụn trong tương lai.

4.2. Chiếu ánh sáng sinh học

Để điều trị mụn, các bác sĩ da liễu thường sử dụng hai loại ánh sáng xanh và đỏ với công dụng khác nhau. Các tia sáng này có tác dụng giết chết các loại vi khuẩn có nguy cơ gây mụn và gây viêm. 

Các loại vi khuẩn gây mụn thường khá nhạy cảm với nguồn ánh sáng xanh. Ngoài ra, ánh sáng màu đỏ cũng giúp cho quá trình lưu thông máu đến da được hiệu quả hơn. Chúng sẽ giúp kích thích sự phát triển của các mô liên kết và ngăn ngừa sẹo mụn. 

4.3. Điện di tinh chất

Đây là một phương pháp giúp cải thiện tình trạng mụn ẩn trên trán không cần dùng kim tiêm nhưng vẫn có thể bổ sung dưỡng chất vào sâu dưới lớp da. Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện để đưa các tinh chất trị mụn, chống nhăn và hỗ trợ làm giảm các sắc tố vào sâu trong làn da một cách nhanh chóng. Phần đầu điện di có thể điều chỉnh được nhiệt độ để đẩy tinh chất thẩm thấu sâu hơn. 

Nhiều phương pháp trị mụn với công nghệ hiện đại mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc

Mụn ẩn xuất hiện trên trán không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng nhiều biện pháp khác nhau dựa theo những nguyên nhân chính gây mụn ẩn. Nếu tình trạng mụn không cải thiện, bạn có thể đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách trị mụn ẩn trên trán hiệu quả. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56 của MEDLATEC

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.