Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách cải thiện
- 13/10/2021 | Những dấu hiệu trẻ chậm tiêu và cách khắc phục hiệu quả
- 02/12/2021 | Dấu hiệu nào nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi?
- 07/12/2021 | Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Kịp thời nhận biết để có hướng can thiệp kịp thời
- 13/10/2022 | Trẻ chậm mọc răng có sao không và cách khắc phục cha mẹ cần biết
- 01/05/2024 | Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám? Biện pháp khắc phục là gì?
1. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân
Trẻ chậm tăng cân, thậm chí là không tăng cân và có cân nặng thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn do nhiều nguyên nhân.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân. Theo đó, nếu bữa ăn hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu của bé thì đương nhiên, bé sẽ có cân nặng không đạt chuẩn. Trường hợp bé ăn nhiều nhưng lại không đa dạng thực phẩm dẫn đến thiếu dưỡng chất thì cũng sẽ tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
Trẻ chậm tăng cân do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
Mắc bệnh lý về tiêu hóa
Trẻ tăng cân chậm cũng có thể do mắc bệnh lý về tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón,… Những bệnh lý này khiến bụng bé luôn trong tình trạng khó chịu nên không muốn ăn hoặc ăn ít, và sau khi ăn xong thì dễ bị nôn ói, đi ngoài,… Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất nên chậm tăng cân là hệ quả tất yếu.
Mải chơi quên ăn
Trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2 - 6 tuổi rất thích khám phá thế giới xung quanh bởi đây là giai đoạn bé học hỏi, tiếp thu những điều mới mẻ xung quanh mình. Rất nhiều bé có thể chơi cả ngày mà không cần ăn hoặc ăn ít, ăn vội vàng cho qua bữa. Đây chính là nguyên nhân khiến bé không hoặc chậm tăng cân.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính trên thì trẻ chậm tăng cân cũng có thể là do bé mắc chứng biếng ăn, kén ăn. Mỗi bữa ăn bé ăn rất ít và tình trạng kéo dài khiến cho cơ thể quen thuộc với điều này, chỉ cần ăn một xíu là bé đã no và qua bữa. Như vậy, nhu cầu năng lượng của cơ thể không được đáp ứng, dẫn đến chậm tăng cân.
Bên cạnh đó, trẻ tăng cân chậm không loại trừ do yếu tố tâm lý, chẳng hạn như gia đình bất hòa, ba mẹ mâu thuẫn, con trẻ ít được quan tâm,… Tất cả điều này khiến bé không có “tâm trạng” ăn uống, ăn không ngon miệng, cơ thể hấp thu kém, chậm tăng cân.
Trẻ tăng cân chậm do biếng ăn hoặc ăn quá ít
2. Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân
Ba mẹ không được chủ quan nếu trẻ chậm tăng cân kéo dài vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thể chất và trí tuệ. Do đó, hãy áp dụng các biện pháp sau để cải thiện và khắc phục tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
Chế độ ăn cân bằng, đa dạng
Chế độ ăn là yếu tố then chốt để khắc phục vấn đề trẻ chậm tăng cân. Theo đó, bạn cần loại bỏ thức ăn nhanh, thức ăn vặt nghèo dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Thay vào đó là bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sau để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho bé.
● Protein từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ, phô mai,…
● Tinh bột từ gạo nâu, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…
● Chất béo từ dầu ô liu, cá hồi, phô mai,…
● Chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
● Vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau xanh, sữa,…
Đặc biệt, để trẻ tăng cân thì bạn hãy bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần ăn của bé. Ưu tiên các loại dầu như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu óc chó,… và các loại mỡ như mỡ từ cá, mỡ thịt heo,… Thêm dầu mỡ vào món ăn một cách hợp lý sẽ cung cấp nguồn năng lượng tốt cho các hoạt động của bé và giúp bé tăng cân hiệu quả.
Ba mẹ cần bổ sung đa dạng dưỡng chất cho trẻ chậm tăng cân
Lên lịch sinh hoạt, ăn uống khoa học, phù hợp
Tại sao bé ăn nhiều trong mỗi bữa ăn nhưng lại không hoặc chậm tăng cân? Để tránh tình trạng này, bạn cần lên một lịch sinh hoạt phù hợp và đảm bảo thời gian giữa các bữa ăn cho trẻ.
Cha mẹ cũng nên rèn cho trẻ biết “kỉ luật bàn ăn" để loại bỏ biếng ăn sinh lí, đặc biệt là không thúc ép trẻ ăn.
Bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ giúp bé tăng cân mà còn cải thiện chiều cao đáng kể. Đó là lý do mỗi ngày, bạn nên cho bé uống từ 1 - 2 ly sữa vào các bữa phụ. Đồng thời cho bé ăn phô mai, sữa chua để cung cấp protein, chất béo, đặc biệt là lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sức đề kháng cũng được gia tăng, bé sẽ phát triển toàn diện.
Uống đủ nước mỗi ngày
Tại sao trẻ chậm tăng cân cần phải uống đủ nước mỗi ngày? Đó là do nước giúp tăng cường trao đổi chất, đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa, thanh độc giải nhiệt, đặc biệt là phòng ngừa táo bón, qua đó, giúp cải thiện tình trạng chậm tăng cân. Bạn có thể cho bé uống nước lọc kết hợp với các loại nước trái cây nguyên chất để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Uống đủ nước cũng là giải pháp khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân
Tăng cường vận động thể chất
Bé vận động nhiều thì sẽ tiêu hao năng lượng nhanh, gia tăng cảm giác thèm ăn và ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, vận động còn giúp xương khớp khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột, tăng cường miễn dịch,… Do đó, bạn hãy cho bé vui chơi ngoài trời mỗi ngày khoảng 30 phút để bé phát triển toàn diện.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một yếu tố không kém phần quan trọng so với chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thường xuyên, giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt và đạt cân nặng lý tưởng. Để đảm bảo trẻ ngủ ngon và đủ giấc, cha mẹ cần lên kế hoạch giờ giấc ngủ phù hợp cho trẻ, đồng thời tạo môi trường, không gian ngủ yên tĩnh để tránh làm bé giật mình thức giấc.
Bên cạnh các giải pháp trên thì đối với trẻ chậm tăng cân, bạn cần sổ giun, đặc biệt là cho bé khám sức khỏe định kỳ. Việc này giúp phát hiện kịp thời các nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân cũng như các vấn đề về sức khỏe mà bé đang gặp phải.
Mọi nhu cầu khám sức khỏe cho bé yêu nhà mình, bạn có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám trước tại Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!