Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em sớm
- 18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- 17/04/2020 | Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
- 15/06/2020 | Những điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- 18/06/2020 | Bạn cần làm gì khi con bị tay chân miệng
- 05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
1. Tay chân miệng - bệnh truyền nhiễm trẻ em dễ mắc phải
Bệnh tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người bằng các con đường như tiếp xúc với nước bọt, phỏng nước hoặc phân của người bệnh.
Hình ảnh dấu hiệu bệnh Tay chân miệng ở trẻ
Tay chân miệng có thể xuất hiện trên cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn cả. Nguyên nhân là vì ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ vẫn còn khá yếu, chưa thể tự mình miễn dịch trước sự tấn công của các loại virus. Hơn nữa, khi trẻ đi học mẫu giáo, các yếu tố sinh hoạt trong môi trường đông người sẽ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh mẽ hơn.
Bệnh tay chân miệng có khả năng sẽ tự khỏi sau một thời gian khởi phát. Căn bệnh này cũng không gây ra quá nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người mắc. Nhưng khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bạn vẫn cần phải lưu ý và tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình nghỉ ngơi và điều trị. Bởi nếu quá chủ quan bệnh có thẻ kéo dài và dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe
2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng phổ biến
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng rất đặc trưng và dễ nhận biết. Sau khoảng 1 đến 2 ngày ủ bệnh, tay chân miệng thường sẽ khởi phát vào ngày thứ 3 với những triệu chứng phổ biến như:
2.1. Trẻ bị sốt
Sốt là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm bệnh. Bởi sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm ngăn ngừa sự tấn công của tất cả các loại virus, vi khuẩn gây hại. Thông thường tùy theo thể trạng và tình hình nhiễm bệnh mà trẻ sẽ sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Trong một số trường hợp nếu trẻ bị sốt cao không đỡ, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Vì sốt cao có thể là triệu chứng của bệnh nặng, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ cũng như dễ dẫn tới các biến chứng mà chúng ta không thể lường trước được.
Trẻ bị sốt là một trong những biểu hiện của bệnh
2.2. Da xuất hiện các tổn thương
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng tiếp theo chính là trên da của trẻ xuất hiện các vết tổn thương. Những tổn thương này có thể là những mẩn đỏ, mụn nước tại các vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, bàn chân, trong khoang miệng, lưỡi,...
Những mẩn đỏ này có thể gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu khi bị vỡ ra. Chính vì vậy, bạn cần tránh cho trẻ gãi vào vết đỏ cũng như không cho bé cầm chơi hoặc ngậm những vật chưa được xử lý sạch sẽ. Hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng tại vết thương.
Da trẻ xuất hiện các vết mẩn đỏ
2.3. Trẻ mệt mỏi, chán ăn
Khi mắc bệnh bên cạnh những triệu chứng phổ biến trên, trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện khác như đau miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí là trẻ còn có thể bị tiêu chảy nặng.
Ngoài ra, đối với tình trạng trẻ bị nhiễm bệnh nặng cơ thể của trẻ còn xuất hiện những hiện tượng như sốt cao trên 38 độ C. Tình trạng sốt kéo dài trong suốt nhiều giờ không hạ. Trẻ quấy khóc và giật mình thường xuyên. Đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị nhiễm độc thần kinh.
Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu của bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cao để thăm khám kịp thời. Điều này sẽ giúp bố mẹ có được những kiến thức quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh. Bên cạnh đó còn hạn chế được tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra một cách hiệu quả nhất.
3. Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả
Tới thời điểm hiện tại, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh tay chân miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị triệu chứng phù hợp.
Khi trẻ bị sốt, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho bé uống. Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc uống phù hợp. Đối với các nốt mụn phỏng nước, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc sát khuẩn bôi vào những vị trí mụn nước bị vỡ. Tại vị trí trong miệng của trẻ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để xử lý sạch sẽ.
Khi vệ sinh cơ thể trẻ, bố hoặc mẹ có thể dùng nước sạch hòa chung với các dung dịch có khả năng sát khuẩn tốt như nước lá trầu, nước lá chè,... Những loại nước này vừa làm mát cơ thể vừa kháng khuẩn rất tốt. Hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm tại những vị trí có bọng nước xuất hiện. Tuy nhiên, bố mẹ không nên sử dụng kèm các loại lá trong nước tắm để tránh cọ xát vào nốt phỏng.
Khi miệng của trẻ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đau đớn, chán ăn. Chính vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Chúng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hạn chế đau khi ăn.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp
4. Một số nguyên tắc trong phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ
Vào thời điểm này, việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh ở trẻ bùng phát là điều vô cùng quan trọng. Để bảo vệ an toàn sức khỏe của trẻ trước các dịch bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, các bậc phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau.
4.1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh dịch. Nhớ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho cả trẻ và người lớn sau khi vui chơi, làm việc. Đặc biệt trong các trường hợp như trước khi nấu ăn, trước khi bế trẻ, cho trẻ ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ.
Đối với các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong gia đình cần được lau chùi sạch sẽ. Ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn bám trên bề mặt có cơ hội tiếp xúc đến trẻ. Thực phẩm luôn được nấu chín trước khi ăn. Luôn giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ bằng đường miệng, không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm. Không để người lớn hôn trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
4.2. Trường hợp khi trẻ bị bệnh
Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, bạn cũng cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Nên để trẻ ở nhà cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người khác để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp chữa bệnh truyền miệng dành cho trẻ. Tránh để tình trạng bệnh trở nên xấu đi, gây nguy hiểm cho trẻ.
Như vậy, những dấu hiệu bệnh tay chân miệng đã được chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết dưới đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn trong việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng khi không may mắc phải. Nếu thấy trẻ có xuất hiện những biểu hiện của bệnh, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!