Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết căng cơ bả vai và cách điều trị hiệu quả
- 25/07/2022 | Góc tư vấn: Nên làm gì và không nên làm gì khi bị căng cơ?
- 20/06/2024 | Hướng dẫn cách giảm căng cơ tại nhà cực đơn giản
- 24/09/2021 | Đau khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng ngừa
1. Căng cơ bả vai là gì và nguyên nhân do đâu?
Căng cơ bả vai là tình trạng các nhóm cơ vùng vai bị kéo căng quá mức hoặc chịu áp lực liên tục, dẫn đến tổn thương các sợi cơ, gây đau, nhức, mỏi vùng bả vai.
Căng cơ bả vai là tình trạng các nhóm cơ vùng vai bị căng cứng, đau mỏi
Những nguyên nhân khiến cho vùng bả vai của bạn bị căng cứng, đau mỏi có thể là:
- Thói quen sinh hoạt và tư thế không đúng
- Ngồi sai tư thế trong thời gian dài: Việc ngồi khom lưng, vẹo cột sống, không có điểm tựa lưng, đặc biệt là ở dân văn phòng, khiến áp lực dồn vào vùng cổ và vai. Lâu dần, các cơ ở bả vai phải làm việc quá sức, dễ dẫn đến căng cứng và đau nhức.
- Ngủ sai tư thế: Nằm sấp, gối đầu quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của cột sống cổ và gây áp lực lên vùng vai gáy.
- Mang vác không đúng cách: Khi bạn bưng bê vật nặng không đều hai bên hoặc dùng sai kỹ thuật, lực sẽ tập trung vào vai gây đau mỏi và căng cứng.
- Vận động quá sức hoặc sai kỹ thuật
- Tập luyện thể thao không khởi động kỹ: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương và căng cơ. Khi cơ thể chưa kịp nóng lên mà bạn đã vào guồng tập luyện, nguy cơ chấn thương sẽ tăng lên.
- Lặp đi lặp lại một động tác sai: Việc thực hiện các động tác sai tư thế trong thời gian dài, như nâng tạ, bơi lội sai kỹ thuật sẽ khiến cơ vai bị làm việc quá tải, từ đó gây mỏi và đau.
- Tác động từ chấn thương
- Bị va đập trực tiếp: Tai nạn, ngã xe, chơi thể thao mạnh có thể gây tổn thương các mô mềm vùng vai, khiến cơ thể phản ứng bằng cách co cứng vùng cơ.
- Bong gân, trật khớp: Khi vai bị trật hoặc tổn thương gân cơ, phản ứng tự nhiên là các cơ quanh vai sẽ co lại để hạn chế vận động, dẫn đến hiện tượng căng cơ kéo dài.
2. Làm sao để nhận biết bạn đang bị căng cơ bả vai?
Tùy vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng căng cơ bả vai có thể khác nhau ở từng người. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp mà bạn cần lưu ý:
- Cơn đau âm ỉ kéo dài ở bả vai: Bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ, đôi khi nhói hoặc buốt, tập trung chủ yếu ở vùng bả vai. Cơn đau này có thể lan lên cổ, xuống cánh tay hoặc thậm chí ra sau lưng.
- Vai bị cứng, khó xoay: Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi giơ tay lên cao, xoay vai hoặc đưa tay ra sau lưng (chẳng hạn như khi mặc áo khoác hay gãi lưng), đó có thể là biểu hiện của tình trạng cứng khớp vai do cơ bị căng.
- Hạn chế vận động trong sinh hoạt hàng ngày: Khi cơ bả vai bị căng, biên độ vận động sẽ bị thu hẹp đáng kể, khiến các hoạt động quen thuộc cũng trở nên nặng nhọc.
Khi cơ bả vai bị căng, biên độ vận động sẽ bị thu hẹp đáng kể
- Co cứng cơ: Khi ấn vào, bạn có thể cảm nhận được các điểm cứng như những “nút thắt” nhỏ bên dưới da, đây là những điểm cơ bị co rút. Càng để lâu, cảm giác đau và khó chịu càng tăng lên.
- Đau đầu, chóng mặt đi kèm: Khi các cơ vùng cổ và vai bị co cứng, chúng có thể kéo theo cơn đau lan lên đầu, thậm chí gây cảm giác nặng đầu, choáng váng. Đây là biểu hiện rất dễ bị bỏ qua vì thường bị quy chụp sang các nguyên nhân khác.
3. Những cách điều trị căng cơ bả vai hiệu quả
Khi gặp phải tình trạng căng cơ bả vai, bạn cần điều trị đúng cách để giảm đau, giúp cơ hồi phục nhanh chóng và hạn chế nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích giúp giảm căng cơ bả vai mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Nghỉ ngơi hợp lý
Việc hạn chế vận động và tránh các tư thế khiến vai phải căng quá mức sẽ giúp cơ bắp có thời gian phục hồi.
3.2. Chườm lạnh – chườm nóng đúng lúc
- Chườm lạnh: Trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau khi vai bị căng, bạn nên dùng túi đá hoặc khăn lạnh đắp lên vùng đau. Cách này giúp giảm sưng và làm dịu tình trạng viêm.
- Chườm nóng: Sau khi qua giai đoạn viêm cấp tính, có thể chuyển sang chườm nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó làm mềm cơ và giảm cảm giác căng tức.
3.3. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu cơn đau không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn và tránh lạm dụng trong thời gian dài.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị căng cơ bả vai hiệu quả
3.4. Vật lý trị liệu
Các bài tập kéo giãn, massage nhẹ nhàng hoặc xoa bóp đúng kỹ thuật sẽ rất có lợi cho việc giảm căng cơ. Bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
4. Hướng dẫn phòng ngừa căng cơ bả vai tái lại nhiều lần
Không ai muốn bị lặp lại cảm giác ê ẩm, khó chịu ở vùng bả vai, nhất là khi nó ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị đúng cách, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa để tránh tình trạng này quay trở lại. Dưới đây là một số thói quen tốt bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay:
- Giữ tư thế đúng khi ngồi, làm việc hay mang vác đồ, tránh gù lưng hoặc nghiêng vai quá lâu.
- Khởi động kỹ trước khi tập thể thao hoặc làm việc nặng.
- Tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn, ưu tiên các bài giãn cơ và tăng sức bền vùng vai, cổ.
- Không đeo túi nặng lệch một bên quá lâu, tốt nhất nên dùng balo đeo hai vai.
- Ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần, hạn chế stress, vì căng thẳng cũng có thể làm cơ bị siết chặt.
Chỉ cần duy trì thói quen tốt mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể không phải đối mặt với tình trạng đau mỏi vai gáy khó chịu này.
Nhìn chung, căng cơ bả vai tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra những khó chịu đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng căng cơ bả vai đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!