Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết loại thực phẩm có thể gây dị ứng và cách xử lý khi dị ứng
- 13/02/2022 | Làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm? Cách xử trí và phòng tránh hiệu quả
- 14/01/2022 | Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh: Vấn đề mẹ không thể chủ quan
- 09/02/2022 | Mẹ cần xử lý ra sao khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn?
- 14/01/2022 | Nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng tiếp xúc và cách phòng ngừa
1. Tại sao các loại thực phẩm có thể gây dị ứng?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp triệu chứng dị ứng thực phẩm. Đối với các loại thực phẩm đều có chứa các loại chất khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ có phản ứng hoặc không khi tiếp nhận các chất này qua thực phẩm nạp vào cơ thể.
Tại sao các loại thực phẩm có thể gây dị ứng?
Nguyên nhân các loại thực phẩm có thể gây dị ứng được giải thích theo y khoa rằng khi chất dị ứng được dung nạp vào cơ thể thì lúc này hệ thống miễn dịch nhận diện sai về chất này như tác nhân gây hại cho cơ thể. Chính vì thế kháng thể IgE sẽ phát tín hiệu cho hệ miễn dịch giải phóng histamin để chống lại chất này xâm nhập vào hệ miễn dịch. Quá trình khiến cho phản ứng dị ứng xuất hiện trên cơ thể tùy mức độ nặng nhẹ.
2. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm
Tùy vào mức độ phản ứng của cơ thể đối với chất dị ứng sẽ cho ra những biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Các triệu chứng nhẹ đến trung bình do các loại thực phẩm có thể gây dị ứng:
-
Rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thực phẩm cũng là triệu chứng nhẹ của dị ứng thức ăn.
-
Nổi ban dưới da và ngứa tại vùng nhỏ hoặc toàn thân.
-
Nôn mửa sau khi sử dụng thực phẩm hoặc mỗi lần sử dụng thực phẩm có chứa chất dị ứng.
-
Sưng tấy các bộ phận của cơ thể như tay chân, môi, lưỡi, cổ họng,…
-
Chóng mặt, choáng váng và đối với trẻ nhỏ là biểu hiện lờ đờ, mê man.
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm
Triệu chứng dị ứng thực phẩm ở tình trạng nặng và nguy hiểm đến tính mạng chính là sốc phản vệ. Các triệu chứng sốc phản vệ do thực phẩm cần phải cấp cứu kịp thời để tránh rơi vào trạng thái hôn mê hoặc ngưng tim. Một số triệu chứng sốc phản vệ cần lưu ý:
-
Khó thở do đường hô hấp sưng tấy và thắt lại.
-
Tim đập nhanh, huyết áp giảm, mạch đập loạn nhanh.
-
Cứng lưỡi, tê cứng môi khó phát âm, giao tiếp.
-
Bất tỉnh, mê man.
3. Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng phổ biến
Hầu hết các thực phẩm mà chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày đều có nguy cơ gây ra dị ứng và đối với mỗi người sẽ có dị ứng với các chất khác nhau mặc dù sử dụng cùng thực phẩm. Có thể chia thực phẩm thành các nhóm thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng.
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây dị ứng cho cơ thể
-
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,…
-
Các loại cá biển, hải sản (tôm, cua, ghẹ,…)
-
Dị ứng với các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, …
-
Các loại chế phẩm từ trứng sữa như phô mai, kem, …
-
Dị ứng với các loại thức uống có chứa cồn như bia, rượu, nước trái cây lên men.
-
Dị ứng các loại rau củ quả.
-
Dị ứng với các vi sinh vật sản sinh trong thực phẩm lên men hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn.
-
Dị ứng tinh bột mì, tinh bột khoai lang, khoai tây,… có trong các loại thực phẩm như mì, bún, nui, bánh mì, bánh ngọt,…
4. Nên xử lý như thế nào nếu gặp trường hợp dị ứng thực phẩm?
4.1. Đối với các trường hợp nhẹ
-
Dừng sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ bị dị ứng.
-
Uống nhiều nước liên tục để đào thải chất dị ứng.
Cần làm gì khi gặp trường hợp dị ứng thực phẩm?
-
Tăng cường các loại vitamin như vitamin tổng hợp hoặc vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
-
Sử dụng thuốc chống dị ứng.
-
Nên ăn uống các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và lành tính để hạn chế yếu tố dị ứng như cơm, cháo, thịt heo, gà,…
-
Theo dõi tình trạng dị ứng liên tục để phát hiện sớm trường hợp dị ứng chuyển nặng thành các triệu chứng sốc phản vệ.
4.2. Đối với các trường hợp nặng
Trường hợp các loại thực phẩm có thể gây dị ứng nặng khi nhận thấy các dấu hiệu của sốc phản vệ thì điều đầu tiên chúng ta cần thực hiện chính là đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Một số loại thuốc được sử dụng để xử lý ca bệnh do các loại thực phẩm có thể gây dị ứng:
-
Thuốc chứa thành phần kháng Histamin với chức năng tiết chế histamin giúp giảm nhanh các triệu chứng gây dị ứng. Nhãn thuốc kháng Histamin phổ biến gồm có chlopheniramin, alimemazin, cyclizine, meclizine, terfenadin, astemizol… Đối với loại thuốc này sẽ có triệu chứng buồn ngủ hoặc hiện tượng xoắn đỉnh khi sử dụng.
-
Thuốc giãn phế quản để xử lý trường hợp bệnh nhân khó thở do co thắt phế quản, đường hô hấp.
-
Thuốc chứa thành phần corticoid để kháng viêm giảm phù nề, phát ban và hỗ trợ giảm triệu chứng co thắt phế quản giúp người bệnh dễ chịu hơn.
-
Thuốc Epinephrin là thuốc quan trọng giúp chống tình trạng suy tim cấp và huyết áp cao đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết áp.
5. Làm thế nào để phòng tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng?
-
Nên thử lượng nhỏ thức ăn nếu đó là loại thực phẩm lại hoặc lần đầu sử dụng để hạn chế tối đa tỷ lệ dị ứng thực phẩm.
-
Nếu thường xuyên xuất hiện triệu chứng dị ứng thì chúng ta cần lưu ý những loại thực phẩm đã sử dụng để tìm ra loại dị ứng.
Làm thế nào để tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng
-
Đọc nhãn thành phần của các loại thực phẩm, thức uống trên bao bì để kiểm tra có chứa chất dị ứng với cơ thể hay không
-
Nên sử dụng thực phẩm chin đặc biệt là rau chứa nhiều loại chất có thể gây dị ứng
-
Hiện nay y học hiện đại đã có thể xét nghiệm bộ dị ứng đối với từng cá nhân thông qua xét nghiệm mẫu máu. Kết quả xét nghiệm bộ dị ứng sẽ cho bạn biết bạn có thể dị ứng với các loại thực phẩm nào. Đây là xét nghiệm nên thực hiện với mọi người đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để tránh sử dụng nhầm các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là hiện tượng gặp khá phổ biến và hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng bị dị ứng. Chính vì thế để tránh được tình trạng này, ngoài chú ý khi ăn uống thì việc xét nghiệm bộ dị ứng cũng nên được thực hiện để bảo đảm an toàn cho sức khỏe chúng ta.
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm hoặc điều trị dị ứng do các loại thực phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC ngoài hơn 26 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh đa khoa thì chúng tôi còn vinh dự sở hữu Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng nhận năng lực xét nghiệm với chứng chỉ y khoa SO 15189:2012 và chứng nhận CAP có tiêu chuẩn nghiệm ngặt từ Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ.
Hy vọng những thông tin về các loại thực phẩm có thể gây dị ứng trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cũng như cách xử lý kịp thời đối với một số trường hợp dị ứng nặng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!