Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ em để giúp bé phát triển tốt
- 30/03/2022 | Mẹ không nên chủ quan với hội chứng kém hấp thu ở trẻ
- 23/09/2020 | Galactosemia (GALT) - bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose
- 11/01/2022 | Hội chứng Galactorrhea là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
- 01/07/2022 | Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
1. Tổng quan về hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Hội chứng kém hấp thu có thể bắt gặp ở mọi đối tượng ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là tình trạng người bệnh suy giảm khả năng hấp thu của hầu hết các chất dinh dưỡng, hoặc một phần (riêng biệt). Lâu dần, cơ thể sẽ không được nạp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển, thể trạng suy yếu, giảm sức đề kháng, cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của các con
Nếu trẻ nhỏ mắc phải hội chứng này và không được điều trị sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Bé có thể chậm phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất, về lâu dài sẽ bị suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch cũng bị suy giảm khá nhiều. Bên cạnh đó, bé có thể sẽ gặp phải một vài biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Nguy cơ cao bị gãy xương.
- Nhẹ cân và phát triển kém.
- Nhiều trường hợp bị sụt cân và mất nước.
- Khi cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, bị tê bì tay chân, trí nhớ suy giảm cùng nhiều bệnh lý khác.
2. Nguyên nhân gây nên hội chứng
Theo các chuyên gia, hội chứng kém hấp thu ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Hệ tiêu hóa non yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rủi ro bị rối loạn tiêu hóa sẽ cao hơn, tình trạng này sẽ khiến cơ thể bé hấp thu dinh dưỡng kém hơn.
Hệ tiêu hóa bị rối loạn cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các dưỡng chất của cơ thể
- Bé ăn dặm quá sớm: Khi bé ăn phải các loại thực phẩm dị nguyên hoặc có cấu trúc các phân tử phức tạp sẽ khiến hệ tiêu hóa không thể thích nghi kịp thời và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó cũng có thể gây ra tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng.
- Chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất: Nếu cơ thể bé không được cung cấp đủ dưỡng chất của 4 nhóm gồm đường, protein, chất béo cùng các dưỡng chất khác thì cơ thể sẽ hấp thu kém hơn.
- Bị loạn khuẩn đường ruột: Đây cũng là nguyên nhân khiến việc hấp thu dưỡng chất ở trẻ bị yếu kém hơn thông thường.
- Do sự thiếu hụt enzyme tiêu hóa: Điều này sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa các dưỡng chất bị suy yếu và có tác động không tốt đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể, thường thấy nhất là chứng không dung nạp lactose và bị dị ứng đạm.
3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng kém hấp thu
Thông thường, các trường hợp trẻ em mắc hội chứng kém hấp thu sẽ có những triệu chứng phổ biến như sau:
Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng kém hấp thu ở bé
- Đi ngoài ra phân lỏng, tiêu chảy mạn tính kéo dài, phân có mùi hôi tanh, nhạt màu,... Trên bồn cầu có xuất hiện váng, nguyên nhân là do cơ thể không hấp thụ được mỡ.
- Trẻ có thể bị chướng vùng bụng và có dấu hiệu đau quặn ở khu vực xung quanh rốn.
- Thể trạng của bé kém hơn với các biểu hiện như da xanh xao, nhợt nhạt, thường thấy mệt mỏi, bị sụt cân và chiều cao kém phát triển.
- Trẻ trở nên kém linh hoạt hơn.
- Có dấu hiệu chán ăn do vị giác bị ảnh hưởng.
- Bị đau cơ, xương hoặc bị chuột rút do cơ thể không thể hấp thụ được canxi.
- Có thể xuất hiện dấu hiệu bị phù nề, da khô hơn hoặc bị xuất huyết ở bên dưới do do tình trạng suy giảm protein ở trong máu hoặc bị thiếu máu,...
- Nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin B1 có thể sẽ bị viêm đa dây thần kinh,...
4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ gặp phải tình trạng kém hấp thu thì bên cạnh việc chẩn đoán qua các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm phân.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi.
- Chụp CT bụng.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà hình thức xét nghiệm sẽ được chỉ định sao cho phù hợp nhất.
Phương pháp chẩn đoán được chỉ định tùy vào tình trạng cụ thể
5. Các biện pháp khắc phục hội chứng hấp thu kém ở trẻ
Nếu trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu dưỡng chất, ba mẹ cần cân nhắc thay đổi chế độ ăn hàng ngày sao cho hợp lý và cân bằng:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ, hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ, chất béo, chocolate, sữa, đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ có nhiều chất phụ gia, gia vị, ưu tiên các loại thức ăn lỏng để bé dễ tiêu hóa.
- Uống đủ nước, có thể dùng nhiều nước ép trái cây.
- Ba mẹ áp dụng phương pháp chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bé trong khoảng tối thiểu là 30 ngày. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể bé không nạp quá nhiều lượng thức ăn trong một bữa, hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều vào một khoảng thời gian.
- Chế độ ăn của con cũng cần được bổ sung thêm các dưỡng chất khác cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Các loại thực phẩm như gạo, yến mạch,... đều cần thiết để nạp thêm carbohydrate. Mẹ có thể cho bé ăn thêm cá nướng hoặc cá hấp trung bình khoảng 3 lần mỗi tuần.
Ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
- Ba mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại sữa chua ít đường, nên chọn sữa chua lên men được làm tại nhà để thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột.
- Bé cần được vệ sinh, rửa tay thật sạch sẽ trước và sau khi dùng bữa.
- Đồng thời, trẻ cũng cần được tập luyện thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh hơn và nâng cao sức đề kháng.
Có thể khẳng định rằng hội chứng kém hấp thu ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của bé. Vì vậy, ngay khi bé có các dấu hiệu về hội chứng này, ba mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Một địa chỉ y tế ba mẹ có thể lựa chọn là chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám nhanh chóng, Quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!