Các tin tức tại MEDlatec
Những ai nên và không nên thực hiện nội soi phế quản ống mềm
- 14/02/2020 | Nội soi phế quản: Quy trình và các biến chứng có thể xảy ra
- 13/02/2020 | Hỏi - đáp: Nội soi phế quản có đau không và các thông tin liên quan
- 14/02/2020 | Nội soi phế quản diễn ra như thế nào, có đau không?
1. nội soi phế quản ống mềm là gì?
Nội soi phế quản ống mềm là thủ thuật y khoa sử dụng một ống nội soi mềm có kích thước nhỏ, một đầu được gắn đèn chiếu sáng và camera. Ống nội đưa vào đường hô hấp của bệnh nhân thông qua miệng hoặc mũi. Hình ảnh thu được từ camera cho phép bác sĩ đánh giá và phát hiện các tổn thương cũng các dấu hiệu bất thường của trong đường hô hấp.
Nội soi phế quản bằng ống mềm là phương pháp giúp đánh giá và phát hiện các tổn thương hay dấu hiệu bất thường trong đường hô hấp
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, nội soi phế quản bằng ống mềm là một trong những phương pháp tối ưu và hữu hiệu trong việc hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,... Với ống nội soi mềm được trang bị camera có độ phân giải cao, hình ảnh thu được là chất lượng và rõ ràng nhất; giải tần NBI hẹp khiến việc tiếp cận các vị trí khó trong đường thở của bệnh nhân cũng là dễ dàng hơn. Ngoài ra, nội soi phế quản ống mềm giúp người bệnh giảm thiểu cảm giác khó chịu, đau rát vùng cổ trong và sau quá trình nội soi so với việc sử dụng ống nội soi cứng.
2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định thực hiện nội soi phế quản ống mềm
Nội soi phế quản ống mềm là kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán bệnh đơn giản, thường được áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thực hiện. Thông thường, người bệnh sẽ nội soi phế quản ống mềm khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
-
Bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến phổi như: ho ra máu, xẹp phổi, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, tràn dịch phổi,…
-
Bệnh nhân gặp phải các chấn thương ở ngực.
-
Người bệnh nuốt phải các dị vật cần được lấy ra hoặc cần lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm để chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật liên quan.
-
Chẩn đoán và xét nghiệm ung thư phổi, ung thư phế quản. Người bệnh cần được theo dõi và điều trị các bệnh lý ung thư đường hô hấp.
-
Bệnh nhân có khối u tại đường hô hấp, có khối u trung thất.
Bệnh nhân có các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến phổi thường được chỉ định thực hiện nội soi phế quản
Các trường hợp chống chỉ định sử dụng phương pháp gồm:
-
Người mắc hội chứng máu khó đông hoặc có các rối loạn về đông máu.
-
Người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan rối loạn tim mạch như suy tim, đau thắt ngực, nhịp tim không ổn định, nhồi máu cơ tim,…
-
Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, hen suyễn, tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu,…
-
Người bệnh không hợp tác.
Nếu bị hen suyễn hay suy hô hấp nặng, người bệnh sẽ không được chỉ định nội soi
3. Quy trình thực hiện phương pháp nội soi phế quản bằng ống mềm
Trước nội soi
-
Người bệnh được tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán có gặp phải các rối loạn về đông máu hay không.
-
Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi nội soi và dừng uống nước trước 2 tiếng.
-
Bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám lâm sàng với người bệnh nhằm biết được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý hay các loại thuốc đang sử dụng. Với trường hợp người bệnh không đáp ứng được yêu cầu để thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp chẩn đoán khác thích hợp hơn.
Bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về rối loạn đông máu
Tiến hành nội soi
-
Người bệnh được tiến hành gây tê bằng thuốc trước khi thực hiện nội soi. Sau khi gây tê, bệnh nhân vẫn giữ được ý thức.
-
Bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thích hợp nhất để quá trình nội soi phế quản ống mềm diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thường là có tư thế đầu cao hơn người hoặc ngửa cổ ra phía sau.
-
Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi qua miệng hoặc mũi và đưa sâu xuống các vị trí khác nhau của nhánh khí phế quản. Lúc này, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát và đánh giá các dấu hiệu tổn thương hay trạng thái bất thường bên trong đường hô hấp nhờ hình ảnh được thu lại từ camera. Với các trường hợp cần được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các xét nghiệm liên quan hoặc bơm một lượng dịch vào phổi, sau nội soi lượng dịch này cũng sẽ được hút ra. Quá trình nội soi phế quản ống mềm thường diễn ra từ 5 - 10 phút hoặc lâu hơn.
Sau nội soi
Nội soi phế quản không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng cơ bản như đau ở vùng cổ, khàn giọng, ho ra máu nhẹ với trường hợp lấy mẫu sinh thiết,… Tuy nhiên, nếu cảm thấy các dấu hiệu như khó thở liên tục, rối loạn nhịp tim, xuất huyết nặng,… bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới độc giả. Là phương pháp thăm khám bệnh lý đường hô hấp hiệu quả và cũng là một kỹ thuật khó, nội soi phế quản ống mềm vì thế cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao nhằm đem lại kết quả thăm khám chính xác, hạn chế tối đa các tổn thương có thể xảy ra với bệnh nhân trong quá trình nội soi. Do đó, khi có nhu cầu nội soi, người bệnh nên tìm hiểu trước những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi thực hiện và nên tìm kiếm, cân nhắc nội soi tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!