Các tin tức tại MEDlatec

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngày 29/09/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Có thể nói, thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân còn khá chủ quan và chưa thực sự hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc phải căn bệnh kể trên?

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Để có những hiểu biết chính xác về căn bệnh này, đầu tiên chúng ta cần nắm được vị trí của đĩa đệm ở đâu? Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt. Cụ thể hơn thì có nhân đĩa đệm, mâm sụn, vòng sợi phía ngoài. Ngoài ra, tất cả được giữ cố định nhờ dây chằng.

Đĩa đệm được bao bọc bởi một lớp vỏ, ở giữa có nhân nhầy

Nhờ có đĩa đệm, chúng ta có thể vận động dễ dàng hơn, cột sống uyển chuyển, dẻo dai hơn rất nhiều. Chính vì thế, khi phần cơ thể này bị tổn thương, khả năng vận động của bạn cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

Một trong những vấn đề thường gặp nhất đó là tình trạng thoát vị đĩa đệm, khi mắc bệnh, phần nhân nhầy không nằm ở vị trí giữa mà dịch chuyển ra khỏi chỗ ban đầu. Điều này khiến bạn cảm thấy khá khó chịu, thường xuyên đau mỏi, tê nhức ở khu vực cột sống.

Đặc biệt, tỷ lệ người bị tổn thương ở đĩa đệm cột sống lưng chiếm phần đông, bạn không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Bởi vì cơn đau có thể lan tới những vùng xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của bệnh nhân.

2. Thoát vị đĩa đệm thường hình thành từ nguyên nhân nào?

Mọi người thường thắc mắc tại sao tỷ lệ người mắc căn bệnh này tương đối cao? Bởi vì, có rất nhiều yếu tố tác động gây tổn thương đĩa đệm. Có lẽ chúng ta chưa trang bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Nếu cân nặng của bạn quá lớn, vùng thắt lưng, cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn so với người bình thường. Điều này vô tình làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người thừa cân, béo phì.

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể hình thành do một số đặc thù trong công việc, cụ thể người thường xuyên phải xoay người hoặc đẩy, kéo vật nặng rất dễ bị tổn thương đĩa đệm. Tốt nhất, chúng ta không nên lao động nặng trong một thời gian dài để bảo vệ xương khớp.

Một vài yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đó có thể là những thói quen xấu như hút thuốc lá thường xuyên,… Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân nam khá cao, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt để giảm nguy cơ bị tổn thương đĩa đệm.

3. Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Không thể phủ nhận rằng, bệnh thoát vị đĩa đệm đe dọa nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh, những cơn đau nhức ở thắt lưng luôn hành hạ chúng ta. Để xác định chính xác mình có mắc bệnh hay không, bạn hãy dựa vào những triệu chứng dưới đây nhé!

3.1. Tê bì ở khu vực bị tổn thương

Hai dạng bệnh thường gặp nhất đó là tổn thương đĩa đệm cột sống thắt lưng và tổn thương đĩa đệm cổ. Tùy từng tình trạng, bạn sẽ đối mặt với các triệu chứng riêng, song các dấu hiệu phổ biến đó là tê bì dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chi phối. Nguyên nhân là do hệ thống dây thần kinh đang chịu sức ép tương đối lớn.

Khi mắc bệnh, các dây thần kinh bị chèn ép và gây cảm giác tê bì, ngứa ở khu vực bị tổn thương

Nhiều người thường lầm tưởng đây là dấu hiệu của tuổi già cho nên họ thường chủ quan và bỏ qua vấn đề trên.

3.2. Yếu cơ

Có lẽ bạn đều biết hệ thống dây thần kinh phân phối khắp cơ thể, từ não bộ trung ương cho tới hệ thống ngoại biên, một khi chúng bị chèn ép thì cơn đau có thể lan xuống bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, đôi chân trở nên yếu hơn, đi đứng không vững và bạn rất dễ trượt ngã. Đây là vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự an toàn của người bệnh.

3.3. Ảnh hướng tới các cơ quan xung quanh

Một dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm đó là cơn đau không chỉ xuất hiện tại một vị trí nhất định. Chúng có nguy cơ ảnh hưởng sang các bộ phận khác khiến bệnh nhân không khỏi khó chịu, mọi sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng. Ví dụ như mất cảm giác tiến triển trong khu vực bắp đùi trong, mặt sau của chân và khu vực xung quanh trực tràng.

4. Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm tới sức khỏe

Trước mắt, trong giai đoạn đầu, bệnh không gây quá nhiều trở ngại cho bệnh nhân, tuy nhiên về lâu về dài bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu nếu bạn không tích cực điều trị. Một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đó là tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. Thực sự, chúng ta không thể coi nhẹ việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Căn bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải đối mặt với nguy cơ mất cảm giác ở chân, đặc biệt là đùi trong, mặt sau của chân. Như vậy, căn bệnh này để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe trong trường hợp bạn không kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.

5. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể phòng ngừa không?

Chắc hẳn những biến chứng nguy hiểm của bệnh khiến bạn không khỏi lo lắng, liệu chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh hay không? Câu trả lời là có, chỉ cần bạn có kiến thức cơ bản về sức khỏe cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Như đã phân tích ở trên, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chính vì vậy mỗi người nên ăn uống điều độ. Việc giữ cân nặng ổn định góp phần làm giảm áp lực lên cột sống, thắt lưng.

Hằng ngày, chúng ta nên dành một chút thời gian để rèn luyện thể dục thể thao, tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Đặc biệt chúng ta không nên lao động quá sức, tránh ảnh hưởng tới cột sống.

Bạn nên dành thời gian rèn luyện thể dục thể thao

Bệnh thoát vị đĩa đệm thực sự không thể coi thường, tốt nhất bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay khi được chẩn đoán bệnh. Trong đó, việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ góp phần tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Đồng thời đây là bí quyết giúp hạn chế tình trạng bệnh.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.