Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung
- 02/07/2019 | Tầm soát ung thư tiêu hóa sớm giúp tăng hiệu quả chữa trị bệnh
- 02/07/2019 | Tầm soát ung thư vú bằng kỹ thuật Mammography tại MEDLATEC
- 02/07/2019 | Nên tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?
1. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?
Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ trung niên, nhưng trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Ung thư cổ tử cung lại không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện sớm. Người bệnh thường đi khám khi ung thư đã có biểu hiện nghiêm trọng và ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm.
Năm 2018 theo thống kê GLOBOCAN, Việt Nam có 4177 bệnh nhân mới phát hiện ung thư cổ tử cung và 2420 bệnh nhân chết vì căn bệnh này. Những con số đáng báo động này đã nói lên một phần khá rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ác tính được hình thành trong các mô của cổ tử cung. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào vảy được cho là phổ biến nhất, chiếm đến 70-80 %. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus HPV. Đây là loại virus dễ dàng lây qua đường quan hệ tình dục. Vì thế, phụ nữ đang có sinh hoạt tình dục sẽ có khả năng nhiễm bệnh hơn so với phụ nữ chưa quan hệ và là đối tượng đầu tiên nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, một số dạng khác của ung thư tử cung là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư dạng tuyến nang, ung thư biểu mô tế bào kính, ung thư biểu mô tế bào thần kinh nội tiết..
Một số biểu hiện của bệnh như chảy máu âm đạo bất thường hoặc khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới hoặc thắt lưng, khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh…
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây viêm nhiễm đường tiết niệu, rò bàng quang âm đạo…Phụ nữ mắc bệnh cũng sẽ giảm nhu cầu quan hệ. Trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn muộn thì khả năng người bệnh sẽ phải cắt bỏ tử cung là rất cao và sẽ mất khả năng làm mẹ. Người bệnh lúc này không chỉ bị ảnh hưởng về sức khỏe thể chất mà còn bị gánh nặng vì áp lực tâm lý. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, chị em phụ nữ có thể dễ dàng nâng cao hiểu biết về căn bệnh này. Dưới đây, PGS.TS.BSCKII Cung Thị Thu Thủy - chuyên khoa Sản Phụ khoa, thành viên Hội đồng Khoa học Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nguyên Trưởng khoa Khám - Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ hướng dẫn cho chị em lịch tầm soát ung thư cổ tử cung:
- Phụ nữ trước 21 tuổi và đã từng quan hệ tình dục: Nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
- Phụ nữ từ 21-29 tuổi: Khám phụ khoa định kỳ hàng năm và cứ 3 năm lại làm phết tế bào âm đạo cổ tử cung (PAP smear) 1 lần.
- Phụ nữ từ 30-65 tuổi: Khám phụ khoa định kỳ, Làm tế bào âm đạo cổ tử cung và xét nghiệm virus HPV mỗi 5 năm (ưu tiên) hoặc tế bào âm đạo cổ tử cung mỗi 3 năm
- Phụ nữ trên 65 tuổi: Khám phụ khoa định kỳ, nếu đã từng làm xét nghiệm HPV và tế bào âm đạo cổ tử cung đầy đủ: Có 3 tế bào học liên tục âm tính hoặc 2 Co-test liên tục âm tính trong vòng 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong 5 năm và không có tiền sử CIN 2+ trong 20 năm qua thì không cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
3. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
- Bước đầu tiên trong quy trình tầm soát bệnh là khám phụ khoa tổng quát: bác sĩ sẽ tiến hành khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung,
Nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung từ lúc 21 tuổi.
- Xét nghiệm tế bào âm đạo
+ Xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung (Pap smear)
Thường thì xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, nhưng trong trường hợp bất thường như nguy cơ về miễn dịch hay HIV thì sẽ thực hiện xét nghiệm sớm hơn.
Pap smear là hình thức xét nghiệm các tế bào bong ra từ cổ tử cung. Xét nghiệm này sẽ cho thấy rõ những bất thường của ở cổ tử cung và có nhiều vượt trội so với PAP truyền thống.
+ Xét nghiệm Cellprep: Được cho là bước cải tiến vượt trội. Xét nghiệm CellPrep đã làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh ung thư CTC đến 70-95% (cao hơn PAP thường quy khoảng 20%).
+ Xét nghiệm Thinprep Pap là xét nghiệm được thực hiện trên máy ThinPrep tự động và đã được FDA phê chuẩn năm 1996 để thay thế cho Pap smear trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung. Khả năng tách các tế bào khỏi máu, mủ và các thành phần khác...sẽ cho thấy hình ảnh tế bào rõ ràng, dễ dàng nhận diện tổn thương, bất thường, mức độ và kết quả chính xác đến 80- 90%.
-Soi tử cổ tử cung: Đây là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,...
Nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung từ lúc 21 tuổi
- HPV định type: Phương pháp xét nghiệm này giúp phát hiện 16 type nguy cơ cao và 8 type nguy cơ thấp.
Hiện tại, MEDLATEC triển khai xét nghiệm 2 phương pháp HPV định type gồm: Phương pháp HPV type High Risk và HPV type Low Risk (bằng kỹ thuật Multiplex Real-time PCR).
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tầm soát ung thư cổ tử cung của khách hàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai “Gói Sàng lọc ung thư cổ tử cung” với ưu đãi. Tại đây, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm một chất lượng dịch vụ hoàn hảo với mức chi phí hợp lý và không mất quá nhiều thời gian bởi thủ tục rất nhanh gọn, tiện lợi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!