Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cần biết về tình trạng sốt cỏ khô - viêm mũi dị ứng
- 29/03/2021 | Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bạn không nên bỏ qua
- 26/01/2021 | Tư vấn: Viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị
- 12/01/2021 | Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: cách điều trị và phòng ngừa
1. Sốt cỏ khô là bệnh gì?
Sốt cỏ khô là một cái tên khác của bệnh viêm mũi dị ứng với những triệu chứng đi kèm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người mắc. Đây là căn bệnh không phải do virus gây ra mà bởi các yếu tố dị ứng, xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Các tác nhân có thể gây ra bệnh sốt cỏ khô, đó là:
-
Phấn hoa.
-
Nấm mốc.
-
Khói bụi.
-
Lông chó hoặc mèo.
-
Mùi nước hoa.
Sốt cỏ khô thực chất là căn bệnh viêm mũi dị ứng
Những tác nhân trên sẽ gây ra sự kích thích ở niêm mạc mũi làm sản sinh ra Histamin. Đây là một chất gây ra những triệu chứng thường gặp của bệnh này. Bên cạnh đó, sức đề kháng yếu hoặc việc vệ sinh khoang mũi không đúng cách có thể tạo môi trường cũng như không thể khống chế được những vi khuẩn gây bệnh bên ngoài.
2. Triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô
Sốt cỏ khô thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, dưới đây:
-
Hắt xì hơi: Đây là triệu chứng điển hình của sốt cỏ khô. Người bệnh sẽ hắt xì hơi đột ngột, liên tục và kéo dài.
-
Ngứa mũi: Tình trạng này thường xuất hiện sớm, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ngứa ở mắt, họng hoặc thậm chí là vùng da cổ hay ống tai ngoài.
-
Chảy nước mũi: Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng hắt hơi. Người bệnh sẽ bị chảy nước mũi trong và không có mùi.
Hắt xì hơi là một triệu chứng điển hình của sốt cỏ khô
-
Ngứa và chảy nhiều nước mắt: Bệnh nhân cũng thường hay gặp phải triệu chứng này.
-
Nghẹt mũi: Khi nước mũi bị ra quá nhiều hay niêm mạc bị phù nề sẽ gây ra tình trạng nghẹt một bên hoặc thậm chí cả hai bên mũi. Triệu chứng này khiến người bệnh buộc phải thở bằng miệng và rất nguy hiểm ở trẻ em vì có thể khiến ngạt thở.
-
Đau đầu và khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải: Bởi vì tình trạng nghẹt thở và hắt xì quá nhiều sẽ dễ gây ra triệu chứng này cho cơ thể.
3. Biến chứng của bệnh sốt cỏ khô
Ngoài những triệu chứng khó chịu ra, sốt cỏ khô nếu để lâu có thể gây ra ra một số biến chứng sau:
-
Viêm xoang.
-
Hen suyễn.
-
Viêm họng.
-
Tạo thành ổ viêm bởi ứ dịch tiết.
-
Viêm tai giữa.
-
Tắc lỗ thông xoang.
-
Viêm thanh quản.
-
Trong khoang mũi hoặc xoang mũi hình thành các polyp.
Viêm họng là một trong những biến chứng của bệnh này
Thường thì những biến chứng này xảy ra là do tình trạng dị ứng quá nặng hoặc có những tác nhân khác đi kèm. Người bệnh lúc này cần được điều trị bởi các biện pháp thích hợp.
4. Cách giảm nhẹ những triệu chứng của sốt cỏ khô
Các triệu chứng của sốt cỏ khô thường không gây nguy hiểm nhưng lại vô cùng khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách có thể làm giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu gây ra bởi căn bệnh này:
-
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi: Cách này khá hiệu quả trong việc lấy đi dịch nhầy và kháng khuẩn cho khoang mũi mà không gây ra bất cứ kích ứng gì cho niêm mạc.
-
Xông hơi bằng các loại tinh dầu thiên nhiên: Khoang mũi sẽ thông thoáng hơn khi được xông hơi bằng các loại tinh dầu có mùi hương như bạc hà, tràm trà hay khuynh diệp,…
Xông mũi bằng tinh dầu thiên nhiên sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu
-
Uống nước gừng ấm: Gừng có tác dụng rất tốt để làm ấm và giảm đi tình trạng nghẹt mũi. Cho nên, việc sử dụng loại củ này vào buổi sáng hoặc những lúc chuyển mùa sẽ rất tốt trong việc giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh này.
-
Bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể: Một trong những công dụng của vitamin C là tính kháng Histamin, nguyên nhân gây ra các triệu chứng của sốt cỏ khô.
5. Phương pháp điều trị sốt cỏ khô
Sốt cỏ khô tuy không khó chữa nhưng cần phải có phương pháp điều trị kịp thời để bệnh không trở nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp thường được áp dụng vào việc điều trị bệnh này hiện nay như sau:
5.1. Điều trị đặc hiệu
Phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng khi bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân chính xác gây dị ứng. Bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng cách đưa một lượng dị nguyên gây bệnh tăng dần vào cơ thể để tạo ra kháng thể bao vây. Điều này sẽ làm cho sự đáp ứng miễn dịch bị thay đổi nhằm điều trị triệt để các triệu chứng dị ứng.
5.2. Điều trị bằng thuốc
Để điều trị các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra của sốt cỏ khô, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc tùy theo từng tình trạng bệnh. Với phương pháp điều trị này chỉ có thể làm giảm hoặc khống chế dị nhân gây bệnh trong một thời gian ngắn và có thể bị tái phát lại.
Một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng là:
-
Thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc xịt là loại được sử dụng khá phổ biến khi mắc phải sốt cỏ khô. Đây là loại thuốc có thể hạn chế sự sản sinh ra Histamin khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên nào đó.
-
Các loại thuốc xịt chống nghẹt mũi.
-
Thuốc xịt mũi Corticosteroid.
Sử dụng các loại thuốc xịt mũi đặc trị cho sốt cỏ khô
Nếu như tình trạng bệnh quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng cho đến khi các triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất. Ngoài ra, liệu pháp SLIT cũng có thể được áp dụng trong trường hợp nặng bằng cách đặt thuốc vào dưới lưỡi. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như bị đau rát họng hoặc bị đau ở vùng miệng hay thậm chí ở tai.
Sốt cỏ khô gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu cho người mắc phải. Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!