Các tin tức tại MEDlatec

Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì hiệu quả và an toàn?

Ngày 01/05/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nuốt nước bọt đau họng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì thế, việc điều trị cũng cần căn cứ trên các căn nguyên đó. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì và nên làm thế nào để khắc phục sớm tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau họng

Đau họng khi nuốt nước bọt là triệu chứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là:

1.1. Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau họng khi nuốt nước bọt, đặc biệt là trẻ em. Người mắc bệnh lý này thường có các triệu chứng:

- Sốt trên 38.5 độ C.

- Đau họng, nhất là khi nuốt.

- Amidan sưng to, đỏ và đôi khi có mủ trắng.

- Mệt mỏi, đau đầu và không muốn ăn uống.

Ngoài ra, virus gây cảm lạnh và cúm cũng là nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt. Người bị cảm lạnh, cảm cúm thường có triệu chứng: ngạt mũi, sổ mũi, ho có đờm hoặc ho khan, đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn, sốt, ớn lạnh,...

Sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây đau họng

1.2. Dị ứng

Phấn hoa, bụi, lông động vật và các chất gây dị ứng khác trong không khí có thể làm kích thích cổ họng, gây viêm và đau khi nuốt nước bọt. Triệu chứng dị ứng phổ biến bao gồm: ngứa mũi và mắt, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong, hắt hơi liên tục, sưng môi, sưng lưỡi, đau họng, khó thở,...

1.3. Các nguyên nhân khác

- Viêm amidan

Sưng viêm amidan dễ gây đau khi nuốt nước bọt. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng đau và khó nuốt, sưng đỏ hoặc có mủ trắng ở amidan, hơi thở có mùi hôi,...

- Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng, gây viêm và đau họng khi nuốt nước bọt. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nóng rát ở ngực và cổ họng, ợ nóng, ợ chua, đau rát họng và khó nuốt,...

- Họng bị khô

Khô họng thường gặp khi uống không đủ nước, thời tiết khô hanh hoặc ở trong môi trường điều hòa quá lâu. Tình trạng này làm cổ họng bị khô, rát và đau khi nuốt nước bọt.

2. Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì hiệu quả?

Để biết đau họng uống thuốc gì cần hiểu về các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể thấy rằng, không phải mọi trường hợp đau họng khi nuốt nước bọt đều xuất phát từ vấn đề sức khỏe nên không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc.

2.1. Trường hợp nuốt nước bọt đau họng mức độ nhẹ

Những trường hợp nuốt nước bọt bị đau họng mức độ nhẹ, có thể xử trí bằng cách:
- Dùng nước muối sinh lý ấm để súc họng nhiều lần trong ngày.

- Dùng nước xịt họng sát khuẩn, thuốc súc họng hoặc thuốc ngậm không kê đơn giúp sát khuẩn, làm dịu vùng họng. Các loại thuốc xịt họng thường chứa các thành phần như lidocaine hoặc benzocaine, giúp làm tê vùng cổ họng và giảm đau. Kẹo ngậm giúp làm dịu cổ họng và giảm đau, tạo cảm giác the mát, dễ chịu cho vùng họng.

- Uống nước ấm và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước gây đau rát cổ họng.

- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn và có chế độ ăn đầy đủ vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

- Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng nước súc họng sát khuẩn giúp làm dịu cổ họng

2.2. Trường hợp nuốt nước bọt đau họng mức độ nặng

Với trường hợp nặng thì nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì? Nếu người bệnh bị đau họng kéo dài trên 1 tuần, có các dấu hiệu: khó thở, sốt cao, sưng họng, phát ban,... thì nên sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Trong trường hợp này, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn là:

- Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng khi đau họng do nhiễm khuẩn. Thuốc cần được dùng đúng liệu trình và đơn do bác sĩ kê.

- Thuốc giảm đau, hạ sốt

+ Paracetamol: thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cần dùng đúng liều khuyến cáo từ nhà sản xuất.

+ Ibuprofen: có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau, cần thận trọng về liều lượng sử dụng.

- Thuốc chống viêm không steroid

+ Aspirin: giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Đây là thuốc chống chỉ định với trẻ em do nguy cơ gây hội chứng Reye.

+ Naproxen: có tác dụng giảm đau, hạ sốt, thường được sử dụng trong trường hợp viêm họng.

- Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong trường hợp đau họng do dị ứng để giảm triệu chứng ngứa, đau họng như: Loratadine, Cetirizine,...

- Thuốc ức chế bơm proton,  kháng axit

Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp đau họng do trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng giảm sản xuất axit trong dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược và đau họng như: Omeprazole, Lansoprazole,...

Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì cũng cần thăm khám, chẩn đoán đúng và kê đơn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa

Không phải mọi trường hợp nuốt nước bọt đau họng đều nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu cho những vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và biết được nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ định, theo dõi sức khỏe, nếu đã đúng liệu trình mà việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, cần thông báo với bác sĩ để có phác đồ điều trị tích cực hơn.

Hy vọng, với những nội dung đã được chia sẻ, quý khách hàng đã giải đáp được câu hỏi nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì đảm bảo yếu tố an toàn cho sức khỏe và sớm khỏi bệnh.

Mọi thắc mắc có liên quan hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh lý Tai mũi họng, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được giải đáp và hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.