Các tin tức tại MEDlatec
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: đừng chủ quan từ những biểu hiện nhỏ
- 16/07/2021 | Các phương pháp chữa bệnh nứt kẽ hậu môn cho hiệu quả cao
- 19/07/2021 | Nứt kẽ hậu môn - điều trị hiệu quả và dứt điểm
- 15/07/2021 | Tổng quan về nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Tại sao trẻ thường bị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều hơn 1 vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn. Đây có thể là vết rách vật lý gây chảy máu khi đại tiện và khiến bé đau đớn. Bệnh ban đầu không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây nhiều bất tiện cho bé trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao trẻ em thường hay bị nứt kẽ hậu môn:
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là bệnh khá thường gặp
Do tình trạng táo bón lâu ngày
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị nứt kẽ hậu môn chính là tình trạng táo bón ở trẻ. Khối phân quá cứng, lớn khi đại tiện sẽ khiến ống hậu môn dễ dàng bị rách, tổn thương, nứt kẽ. Một khi đã xuất hiện tình trạng này thì bé sẽ cảm thấy đau đớn mỗi lần đại tiện và rất sợ phải đại tiện. Do vậy, nhiều bé có xu hướng nhịn đi vệ sinh khiến cho tình trạng táo bón càng nặng hơn và bệnh cũng càng nghiêm trọng hơn.
Một nguyên nhân khác cũng do tiêu hóa không tốt. Là các bé có thói quen hoặc được người lớn chỉ dạy cách đại tiện không đúng. Đó là rặn mạnh mỗi lần đại tiện. Việc ra sức rặn sẽ khiến áp lực đẩy mạnh phân qua ống hậu môn, điều này dễ khiến niêm mạc ống hậu môn bị rách.
Một số nguyên nhân khác
Theo thống kê có đến hơn 80% số ca bị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em không tìm ra nguyên nhân chính xác. Trẻ bị nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên do khác nhau và không xác định. Cũng có thể do viêm vùng hậu môn khiến niêm mạc vùng này dễ tổn thương. Hoặc có thể do bé bị viêm đường tiêu hóa, loét đại tràng.
2. Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có đáng lo?
Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ là tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Tuy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng có thể gây những bất tiện cho bé:
Khiến bé đau đớn khi đại tiện
Nứt kẽ hậu môn xuất hiện mỗi lần đại tiện. Lâu dần bệnh trở nặng hơn. Mỗi lần đi tiêu khiến bé sẽ đau đớn, quấy khóc đối với trẻ sơ sinh chưa biết nói. Nếu nứt kẽ hậu môn do táo bón thì phân ra ngoài sẽ thành khối cứng, có máu đỏ tươi dính bên ngoài. Bé thường bị đau và sợ đại tiện. Điều này gây nhiều bất tiện cho bé trong sinh hoạt thường ngày.
Nứt kẽ hậu môn khiến bé đau đớn khi đi đại tiện
Kích ứng da vùng hậu môn
Nếu vết rách không được xử lý đúng cách thì dễ dàng bị viêm nhiễm bởi vùng ống hậu môn có thường bị ẩm ướt, nhất là các bé còn đang mặc bỉm. Môi trường ẩm ướt khiến vùng da bị tổn thương dễ bị vi khuẩn tấn công. Phần da vùng này bị kích ứng, ban đầu có thể là bé bị ngứa nhưng sau dần thành viêm nhiễm.
Biến chứng thành mãn tính
Nứt kẽ hậu môn nếu bị kéo dài quá 6 tuần mà không khỏi, vết rách kéo dài và khó điều trị khỏi. Bệnh sẽ trở thành mãn tính và dễ tái phát nhiều lần, tổn thương liên tục về cơ học. Vết rách lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến cả lớp cơ vòng của hậu môn, rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bé sau này.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể biến chứng thành mãn tính
3. Phải làm sao khi bé bị nứt kẽ hậu môn?
Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể bị bố mẹ chủ quan nếu như không có biểu hiện lớn. Điều này khiến bệnh của bé trở nên nặng nề hơn mỗi ngày. Vậy thì phải làm sao khi thấy bé có biểu hiện bị nứt kẽ hậu môn?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ có tự khỏi được không?
Thông thường với những trường hợp bé bị nứt kẽ hậu môn mức độ nhẹ, bé không quá đau đớn thì không cần tác động ngoại khoa. Vết nứt có thể tự lành lại sau vài ngày. Chỉ cần bố mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho bé, tránh tình trạng táo bón. Nếu sau thời gian khoảng 2 tuần mà vết nứt không có dấu hiệu khỏi hẳn thì bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Khi nào cần phẫu thuật?
Nếu trường hợp bé bị nứt kẽ hậu môn trên 6 tuần không khỏi, có nguy cơ bị mãn tính thì cần tác động bằng phẫu thuật để điều trị. Phương pháp phẫu thuật là cắt một phần cơ vòng hậu môn cùng với các vết nứt và mô sợi xung quanh. Điều này nhằm làm giảm co thắt và giảm đau cũng như loại bỏ khả năng vết rách mạn tính lan rộng ra vùng xung quanh.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em cần được điều trị đúng cách
Cách phòng bệnh tái phát
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể dễ dàng tát phát nếu như bố mẹ không biết chăm sóc con đúng cách. Để phòng ngừa khả năng tái phát bệnh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Giữ vùng tã của trẻ luôn khô ráo và sạch sẽ.
-
Bổ sung cho bé nhiều chất xơ và vitamin, uống đủ nước mỗi ngày phòng tránh táo bón.
-
Khuyến khích bé vận động mỗi ngày, tập thể dục để bé khỏe mạnh và có hệ tiêu hóa tốt.
-
Khi bị nứt kẽ hậu môn hoặc có dấu hiệu táo bón, nên cho bé ngâm hậu môn trong nước ấm 15 - 30 phút để giảm đau và chống viêm nhiễm.
-
Hướng dẫn bé cách đi đại tiện, không rặn quá mạnh tạo áp lực làm rách hậu môn.
Nếu như bé có dấu hiệu bị bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, các bố mẹ đừng chủ quan và chần chừ đưa bé đến bệnh viện. Vì ở bất cứ tình trạng nào dù nhẹ nhưng nếu không chăm chăm sóc và chữa trị đúng cách thì dễ khiến bệnh trở nặng nhanh chóng. Hãy đưa bé đến khám tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ chuyên môn Tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp sẽ giúp bố mẹ xóa tan nỗi lo về mọi tình trạng bệnh lý cho con yêu.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!