Các tin tức tại MEDlatec
Phòng bệnh viêm não mô cầu cho trẻ em
- 14/05/2022 | Viêm não mô cầu A, C, Y, W là bệnh gì và cách phòng ngừa
- 14/05/2022 | Tiêm vắc xin viêm não mô cầu BC - biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ em
- 07/05/2022 | Vắc xin viêm não mô cầu A,C,Y,W tiêm mấy mũi và cần lưu ý những gì?
1. Đại cương về bệnh viêm não mô cầu
Bệnh viêm não mô cầu được chuyên gia nhận định là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do não mô cầu. Các triệu chứng thông thường dễ gây hiểu lầm với các bệnh truyền nhiễm khác như: sốt, cổ cứng, đầu đau dữ dội, buồn nôn khó chịu và nôn, trên cơ thể thường có có các nốt xuất huyết hình ngôi sao hoặc có trường hợp xuất hiện mụn nước.
Người mắc bệnh thường trong trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê, không tỉnh táo. Có trường hợp bệnh biểu hiện nặng mệt lả đột ngột, nhiều bệnh nhân có mảng xuất huyết lớn xuất hiện và sốc phản vệ.
Viêm não mô cầu ở trẻ em rất nguy hiểm
Với sự phát triển của nền y học, việc phát hiện viêm não mô cầu sớm và được quan tâm, chăm sóc, điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong tương đối thấp.
- Biểu hiện bệnh viêm não mô cầu lâm sàng:
-
Người bệnh bị sốt cao đột ngột, nôn nhiều, thường xuyên đau đầu, cổ bị co cứng, trên cơ thể các vùng lưng, mông có đốm, nốt xuất huyết.
-
Thực hiện xét nghiệm chi tiết, lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng lên cao hơn bình thường.
-
chọc dịch não tủy: nước não tuỷ đục.
-
Chẩn đoán xác định: nuôi cấy thấy có vi khuẩn não mô cầu trong dịch não tuỷ hoặc trong máu.
2. Viêm não mô cầu ở trẻ em
Viêm não mô cầu là một căn bệnh hiếm gặp trên người nhưng lại rất nghiêm trọng. Vi khuẩn gây bệnh sẽ tạo ra 1 lớp màng bọc phủ não và tủy sống (nơi sản sinh máu) bị viêm, gây nhiễm trùng máu.
Phát ban đỏ, mụn nước là dấu hiệu cần chú ý bệnh viêm não mô cầu
Viêm não mô cầu khiến trẻ bị sốc, hôn mê sâu và tử vong nhanh chỉ trong vòng vài giờ (thường là 24 giờ) kể từ khi trẻ có biểu hiện những triệu chứng đầu tiên. Theo thống kê, 10 người bị bệnh viêm não mô cầu thì có khoảng 1 - 2 người tử vong (tỷ lệ tương đối cao) vì hiện tượng nhiễm trùng, ngay cả khi được điều trị đúng thời điểm và đúng phác đồ.
Khoảng 1/5 bệnh nhân ở lứa tuổi trẻ em có các biến chứng nghiêm trọng, diễn biến nhanh chóng. Đã có các minh chứng cho thấy khi người mắc đã khỏi bệnh để lại những khuyết tật suốt đời như: tổn thương thần kinh não, điếc, các vấn đề thuộc hệ thần kinh.
3. Nguồn lây truyền nhiễm bệnh viêm não mô cầu cho trẻ em
“Nơi cư trú” của vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu trong tự nhiên là trên cơ thể người. Vì thế, nguồn lây truyền bệnh là người mắc bệnh và người khoẻ mạnh mang trùng. Trong thời điểm phát hiện các ổ dịch, chuyên gia tìm thấy trên 25% số người có vi khuẩn không xuất hiện các bệnh lý lâm sàng thường thấy điển hình; nhìn chung trên 50% số người lành bệnh, sức khoẻ tốt chứa trùng vi khuẩn não mô cầu. Chính vì thế, trong cộng đồng nguồn lây từ người mắc bệnh cần được chú ý, cách ly theo đúng tiêu chuẩn.
Là bệnh truyền nhiễm, viêm não mô cầu ủ bệnh tương đối ngắn từ 2-10 ngày, trung bình từ 3-4 ngày. Vi khuẩn thường sẽ bắt đầu quá trình phát triển từ gây viêm niêm mạc trong hầu họng, sau đó xâm nhập vào trong máu và màng não tuỷ, đến đây, các biểu hiện bệnh xuất hiện nhiều hơn.
Hãy theo dõi trẻ bị sốt để phát hiện sớm bệnh viêm não mô cầu
4. Các bước phòng chống bệnh viêm não mô cầu ở trẻ em
Trẻ em dễ nhiễm viêm não mô cầu và có nhiều trường hợp bị nặng, có thể để lại di chứng không mong muốn cho cơ thể như dị tật tai, tổn thương não bộ, hệ thần kinh không bình thường,… Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu và phòng bệnh cho trẻ em ngay từ những ngày đầu đời.
Tuyên truyền
Cung cấp những thông tin cần thiết về viêm não mô cầu cho phụ huynh, người thân, nhất là các khu vực có bệnh lưu hành trước đây. Để cha mẹ có thể nhận diện biết phát hiện, triệu chứng bệnh sớm hơn.
Cách ly các trường hợp nhiễm bệnh là công tác ngành y tế công cộng cần thực hiện để không phát tán vi rút gây viêm não mô cầu ra cộng đồng.
Vệ sinh khu vực xung quanh gia đình để phòng bệnh
Các nơi trẻ em thường xuyên sinh hoạt như: nhà, nhà trẻ, trường học, lớp học,... phải bố trí cửa sổ thông thoáng, phát quang cây cối, không để đọng nước, môi trường cần sạch sẽ và có đầy đủ ánh sáng.
Tại nơi đã từng xảy ra ổ dịch cũ, cần tăng cường các biện pháp theo dõi giám sát, lưu ý đến các trường hợp sốt, hầu họng bị viêm để theo dõi chi tiết. Nếu có đủ tiềm lực tài chính có thể xét nghiệm toàn vùng dân cư cho trẻ em.
Tiêm chủng để bảo vệ trẻ em khỏi viêm não mô cầu
Tiêm vắc xin phòng viêm não mô cầu
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các loại vắc xin dòng polysaccharide của nhóm C, Y, A, W135, B có tác dụng phòng bệnh viêm não mô cầu cho trẻ em, được đánh giá an toàn, tạo được hệ miễn dịch cao. Tuy nhiên khá đắt đỏ với thu nhập trung bình của các gia đình Việt Nam.
Dù các loại vắc xin hiện đang được sử dụng không thể phòng ngừa viêm não mô cầu do tất cả các loại virus, nhưng tiêm chủng vẫn là cần thiết để phòng chống bệnh do vi khuẩn thường gặp cho trẻ em.
Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyến nghị phụ huynh nên tiêm vắc xin viêm não mô cầu cho trẻ đúng thời điểm khuyến cáo và đúng lịch để đạt hiệu quả nhất.
Bệnh viện MEDLATEC tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về quy trình tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Ngoài việc sử dụng các loại vắc xin tốt nhất, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc, tư vấn trước và sau khi tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khoẻ sau tiêm đảm bảo an toàn, tránh trường hợp sốc phản vệ sau tiêm.
Quý vị có thể đặt trước lịch tư vấn với các chuyên gia đến từ Bệnh viện thông qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!