Các tin tức tại MEDlatec
Phương pháp điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa
- 19/11/2021 | Hen khó thở có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản không?
- 11/11/2021 | Giải đáp: Hen phế quản là bệnh gì? nguyên nhân triệu chứng gây bệnh
- 11/11/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản và cách điều trị
- 27/10/2021 | Bệnh nhân hen phế quản nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
- 25/08/2021 | Bị hen phế quản nhất định phải biết cách dùng thuốc hít hen phế quản
1. Hen phế quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?
1.1. Nguyên nhân gây hen phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản, có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:
+ Do yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh hen phế quản thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thậm chí, nếu cả bố và mẹ cũng mắc bệnh hen phế quản thì nguy cơ con cái bị mắc căn bệnh này có thể lên đến 50%.
+ Do môi trường: Một số yếu tố từ môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản chẳng hạn như khói bụi, lông chó mèo, hóa chất, phấn hoa,…
+ Do đặc thù nghề nghiệp: Khi gắn bó với một số nghề như nghề dệt may hay những nghề phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải những bệnh lý về đường hô hấp, nhất là bệnh hen phế quản.
1.2. Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
- Bệnh hen phế quản là bệnh nguy hiểm nhưng trên thực tế rất nhiều người vẫn chủ quan về căn bệnh này. Nếu không được điều trị tốt, tình trạng hen có thể nặng hơn gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Phụ nữ mang thai bị hen phế quản sẽ rất nguy hiểm
- Nếu tình trạng hen phế quản cấp tính không được xử trí kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tràn khí phế nang,suy hô hấp dẫn đến tử vong.
- Đối với bệnh nhân là phụ nữ mang thai, do cơ thể có nhiều thay đổi khi mang thai có thể khiến tình trạng hen thay đổi theo xu hướng nghiêm trọng hơn. Bệnh hen có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:
+ Đối với mẹ bầu: Bệnh hen phế quản có thể khiến tình trạng ốm nghén ngày càng nghiêm trọng hơn, gây tiền sản giật hay xuất huyết âm đạo,…
+ Đối với thai nhi: Khi mẹ bị hen phế quản, thai nhi có thể phải đối mặt với những vấn đề sau: thai chậm phát triển, có nguy cơ sinh non, nhẹ cân,…
- Đối với những trường hợp bệnh kéo dài có thể gây ra tình trạng giãn phế nang hay khí phế thũng hoặc có thể chuyển sang tâm phế mạn.
2. Những dấu hiệu thường gặp đối với trường hợp bị hen phế quản cấp
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen cấp tính ở bệnh nhân là do thay đổi thời tiết, bệnh nhân làm việc gắng sức, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hay một số yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, hóa chất, các loại nấm mốc,…
Người bệnh hen phế quản ho nhiều về đêm
- Khi khởi phát cơn hen cấp tính, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sau: Cơ thể mệt mỏi, ngứa rát họng, ngứa cổ, thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho nhiều về đêm và sáng sớm, thở nhanh, thở khò khè, nặng ngực, hay lo lắng, hoảng hốt, thường xuyên bị thức giấc vào ban đêm,… Thậm chí người bệnh có cảm giác giống như có gì đó chèn ép, bó chặt ngực, phải bám vào thành giường để thở.
- Đối với trẻ em, khi xuất hiện cơn hen cấp tính, trẻ sẽ có biểu hiện là mệt mỏi, không thích chơi đùa chạy nhảy như bình thường,…
3. Điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa
3.1. Điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa
- Việc đầu tiên, bệnh nhân cần làm là giữ ấm cơ thể, không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Bệnh nhân nên giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh
- Sử dụng thuốc cắt cơn hen tùy thuộc vào mức độ hen:
+ Nếu cơn hen nhẹ, chỉ có triệu chứng khi hoạt động gắng sức thì bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh theo đúng chỉ dẫn và sau đó để cơ thể được nghỉ ngơi.
+ Đối với những tình trạng nghiêm trọng chẳng hạn như khó thở, cánh mũi phập phồng khi thở, bệnh nhân có biểu hiện co kéo liên sườn, môi tím, khó nói, khó đi lại,… Bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
3.2. Phải làm sao để dự phòng tái phát bệnh hen phế quản khi chuyển mùa?
Vì bệnh hen phế quản có nguy cơ khởi phát khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống, nên người bệnh cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Cụ thể để tránh nguy cơ khởi phát hen phế quản, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Những người đã từng bị hen cần chú ý dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nguyên nhân vì mùa lạnh là thời điểm vi khuẩn, virus dễ xâm nhập, tấn công người bệnh khiến cho phế quản co thắt và cuối cùng làm tăng nguy cơ xảy ra những cơn hen cấp tính.
Nên đưa bệnh nhân đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường
- Người bệnh cũng không nên lao động, gắng sức quá mức, nhất là trong điều kiện thời tiết trở lạnh. Khi vận động mạnh, nhu cầu oxy sẽ tăng cao hơn và khiến cho người bệnh có xu hướng thở nhanh, dễ gây kích ứng các tiểu phế quản và xảy ra các cơn hen. Vì thế lời khuyên cho các bệnh nhân hen phế quản là không nên lao động quá sức, chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức mình và nên nghỉ ngơi hợp lý.
- Những người có cơ địa dị ứng cũng cần cẩn trọng hơn trong mùa lạnh. Tốt nhất hãy tránh xa những yếu tố dễ gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, hóa chất,…
- Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng trong dự phòng và điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa đó là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và thường xuyên tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.
Bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900565656 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn về căn bệnh này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!