Các tin tức tại MEDlatec
Phương pháp rửa màng phổi và 1 số thông tin liên quan
- 24/12/2021 | Tràn dịch màng phổi là gì? Cách điều trị tràn dịch màng phổi ra sao?
- 08/03/2022 | Cẩm nang y tế: tràn khí màng phổi nguy hiểm không?
- 19/10/2022 | Giải đáp: Tình trạng tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
- 10/05/2023 | Hướng dẫn các cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà
- 01/04/2024 | Hút dịch màng phổi mất bao lâu? Khi nào cần thực hiện?
1. Phương pháp rửa màng phổi là gì?
Một trong những dạng cấp cứu hồi sức phổ biến hiện nay là: rửa màng phổi. Để tiến hành rửa sạch màng phổi, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch Natriclorua 0.9% và đưa vào khoang màng phổi để tiến hành vệ sinh, làm sạch. Nhờ kỹ thuật kể trên, tình trạng mủ, máu hoặc cặn ứ đọng tại màng phổi sẽ được loại bỏ hoàn toàn, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe hệ hô hấp.
Rửa màng phổi là kỹ thuật cấp cứu hồi sức thường dùng
Trước, trong và sau khi rửa khoang màng phổi, bệnh nhân cần chú ý theo dõi sức khỏe, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy thông báo ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
2. Cấp cứu hồi sức rửa khoang màng phổi áp dụng trong những trường hợp nào?
2.1. Trường hợp điều trị bằng phương pháp rửa màng phổi
Một trong những câu hỏi được quan tâm hàng đầu là: phương pháp rửa khoang màng phổi được thực hiện đối với bệnh nhân nào? Như đã phân tích ở trên, mục đích chính của phương pháp rửa màng phổi đó là hỗ trợ loại bỏ mủ, máu cũng như cặn ứ đọng tại phổi. Chính vì thế, phương pháp cấp cứu hồi sức này thường được chỉ định với bệnh nhân tràn mủ màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi…
Bệnh nhân tràn dịch màng phổi cần được cấp cứu kịp thời
Thông thường, người mắc bệnh tràn mủ màng phổi sẽ được tiến hành chọc hút để loại bỏ mủ. Nếu sau nhiều lần chọc hút mà sức khỏe không có dấu hiệu cải thiện, bệnh nhân sẽ được chỉ định rửa khoang màng phổi để loại bỏ triệt để mủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân tràn dịch màng phổi cũng được chỉ định điều trị bằng cách rửa khoang màng phổi.
Hiện nay, phương pháp rửa màng phổi không chỉ áp dụng để điều trị bệnh mà còn hỗ trợ xét nghiệm, chẩn đoán tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật rửa khoang màng phổi và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm nhằm phục vụ mục đích xét nghiệm, phát hiện vấn đề sức khỏe của bệnh nhân.
Đặc biệt, rửa khoang màng phổi cũng được ứng dụng nhằm điều trị kháng sinh tại chỗ cho một số bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
2.2. Trường hợp không điều trị bằng phương pháp rửa khoang màng phổi
Trên thực tế, không phải trường hợp tổn thương phổi nào cũng có thể cấp cứu hồi sức bằng phương pháp rửa màng phổi. Vậy những trường hợp nào không được chỉ định điều trị bằng phương pháp rửa khoang màng phổi?
Rửa màng phổi không thực hiện đối với bệnh nhân rò phế quản
Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị rò phế quản hoặc người bị tràn dịch màng phổi đã vách hóa không nên cấp cứu bằng kỹ thuật rửa khoang màng phổi. Trong trường hợp này, bác sĩ cần nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp thay vì chỉ định rửa khoang màng phổi cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, phương pháp cấp cứu hồi sức rửa màng phổi cũng không áp dụng đối với bệnh nhân đang cấp cứu các vấn đề sức khỏe liên quan tới hệ tim mạch. Một số trường hợp khác không được khuyến khích điều trị bằng hình thức rửa khoang màng phổi là: bệnh nhân bị rối loạn huyết động hoặc rối loạn đông cầm máu,… Vậy nên, khi tới cơ sở y tế, bệnh nhân cần thông báo rõ tình trạng sức khỏe để bác sĩ nắm được, có kế hoạch điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
3. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành rửa màng phổi?
Nhiều người bệnh tỏ ra lo lắng không biết mình cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành rửa màng phổi. Để quá trình cấp cứu hồi sức diễn ra thuận lợi, bác sĩ thường giải thích kỹ về tình trạng sức khỏe, quy trình thực hiện rửa khoang màng phổi để bệnh nhân nắm được, có sự chuẩn bị về tâm lý. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc an thần trước khi tiến hành thủ thuật khoảng 1 ngày.
Bệnh nhân sẽ được uống thuốc an thần trước khi rửa màng phổi
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi chụp X - quang, kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành rửa khoang màng phổi. Trong đó, hình ảnh chụp X - quang sẽ hỗ trợ bác sĩ chọc rửa đúng vị trí. Ngoài ra, tại khu vực chọc rửa, bệnh nhân thường được gây tê để giảm cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
4. Có cần theo dõi sức khỏe sau rửa màng phổi không?
Sau khi rửa khoang màng phổi, người bệnh cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, đặc biệt là các chỉ số: huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mạch đập và khả năng hô hấp,… Trong quá trình rửa màng phổi, nếu phát hiện triệu chứng như: khó thở, ho liên tục, cơ thể bệnh nhân trở nên xanh xao, mạch đập chậm và có dấu hiệu nôn mửa, bác sĩ sẽ tạm dừng thủ thuật để đảm bảo sức khỏe người bệnh.
Trên thực tế, kỹ thuật rửa khoang màng phổi có thể để lại nhiều biến chứng đối với người bệnh, ví dụ như: phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi hoặc mạch đập chậm,… Đây là những biến chứng không thể coi thường, người bệnh cần theo dõi và được xử lý tại các cơ sở y tế uy tín nếu có dấu hiệu bất thường.
Với những chia sẻ trong bài chắc hẳn bạn đã hiểu được mục đích của phương pháp rửa màng phổi và tiến hành cấp cứu hồi sức trong trường hợp cần thiết. Để thực hiện kỹ thuật này yêu cầu tính chuyên môn cao, đi đôi với trang thiết bị hiện đại và tiên tiến. Vậy nên, việc thực hiện tại những đơn vị y tế uy tín, chất lượng với các bác sĩ giàu kinh nghiệm là rất cần thiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!