Các tin tức tại MEDlatec
Quả sơ ri: Chi tiết công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
- 28/08/2024 | 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn để kiểm soát bệnh hiệu quả
- 11/09/2024 | Quả cọ: Thức quà dân dã khó quên từ miền rừng núi
- 23/09/2024 | Quả nhót: gợi ý bài thuốc chữa bệnh và một số món ăn đơn giản
1. Thành phần dinh dưỡng của quả sơ ri
Sơ ri tên khoa học là Malpighia Emarginata, thuộc dòng cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi nhiệt đới, họ Malpighiaceae. Nguồn gốc loài cây này từ nam Mexico và Nam Mỹ. Trong 100g quả sơ ri chứa: 32 kcal calo, 0.40g đạm, 91.41g nước, 1.1.g chất xơ, 0.30g chất béo, 91.41g vitamin C, 0.009mg B6, 0.3mg axit pantothenic, 12mg canxi, 0.20mg sắt, 18mg magie, 11mg photpho, 146mg kali, 7mg natri,...
Quả sơ ri chín mọng với màu đỏ đẹp mắt
2. Quả sơ ri tốt như thế nào đối với sức khỏe?
Với những thành phần dưỡng chất như trên, quả sơ ri mang đến nguồn lợi ích dồi dào cho sức khỏe:
2.1. Cải thiện khả năng miễn dịch
Hàm lượng cao vitamin C từ quả sơ ri là yếu tố rất cần đối với sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch. Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, sự hình thành cục máu đông, tăng tốc độ lành da, duy trì sự trẻ trung cho làn da,...
Đặc biệt, axit ascorbic từ nước ép sơ ri là nguồn bổ sung vitamin C chất lượng để cải thiện khả năng hấp thụ và giảm bài tiết axit này qua đường nước tiểu.
2.2. Ổn định đường huyết
Quả sơ ri thuộc nhóm trái cây có chỉ số đường thấp nên rất phù hợp với người bị tiểu đường. Không những thế, thành phần Polyphenol trong loại quả này còn ức chế men alpha-glucosidase - một loại enzyme quan trọng trong quá trình phân giải đường. Sự ức chế này khiến cho việc vận chuyển glucose trong ruột được ngăn ngừa, quá trình chuyển hóa carbohydrate được điều hòa, quá trình giải phóng đường vào máu bị chậm lại nên tránh được tình trạng tăng đường huyết sau ăn.
Sử dụng quả sơ ri có tác dụng duy trì lượng đường huyết, tăng sản xuất insulin tuyến tụy. Đây là những yếu tố cần thiết để ngăn ngừa sự thay đổi đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường dễ gây nguy hiểm đến sự sống.
2.3. Ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa như carotenoid, bioflavonoid từ quả sơ ri có thể trung hòa nguy cơ gây hại của gốc tự do đến mô và các cơ quan của cơ thể. Gốc tự do chính là yếu tố thúc đẩy tế bào khỏe mạnh đột biến bất thường hoặc tiến triển thành ung thư. Quả sơ ri giúp thúc phòng ngừa nguy cơ ung thư, giảm sự phát triển và ngăn ngừa khối u di căn.
2.4. Chống lại quá trình lão hóa
Cũng chính hàm lượng chất chống oxy hóa trong quả sơ ri có thể khiến cho chất độc bị đào thải khỏi cơ thể, thanh lọc máu. Carotenoid từ trái cây này giúp ngăn ngừa các rối loạn thị lực hình thành do quá trình lão hóa bởi tuổi tác. Thành phần bioflavonoid từ quả sơ ri giúp tăng cường chức năng nhận thức não bộ, kiểm soát nguy cơ hình thành bệnh lý suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác, nhất là bệnh Alzheimer.
Thành phần chống oxy hóa trong quả sơ ri có thể cải thiện suy giảm trí nhớ do vấn đề tuổi tác
2.5. Cải thiện trao đổi chất
Hàm lượng vitamin B trong quả sơ ri có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Axit folic, niacin, riboflavin,... là thành phần thuộc nhóm vitamin này có tác dụng cân bằng nội tiết tố, ổn định trao đổi chất nên sẽ góp phần duy trì hoạt động bình thường của các hệ cơ quan của cơ thể.
2.6. Tốt cho tim mạch
Thành phần kali trong quả sơ ri giúp bảo vệ mô tim trước nguy cơ tổn thương do sự tấn công của gốc tự do và đảm bảo sự ổn định của quá trình đưa máu đến mô tim. Kali cũng giúp động mạch được giãn nở tốt hơn, nhờ đó mà lưu lượng máu đến tim được đảm bảo, nguy cơ xơ vữa động mạch được giảm xuống.
3. Tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng quả sơ ri
Sử dụng quá nhiều quả sơ ri có thể gây nên tình trạng: buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, khó ngủ, nổi mẩn ngứa, phát ban,... Người có cơ địa dị ứng nên tránh ăn quả sơ ri. Thai phụ và phụ nữ cho con bú nên tránh sử dụng các sản phẩm làm từ loại quả này vì chưa có nghiên cứu khẳng định về tính an toàn.
Người bị bệnh gout không nên ăn sơ ri vì hàm lượng vitamin C trong thức quả này tương đối cao, có thể làm tăng nồng độ axit uric, khiến triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng.
Hàm lượng sơ ri được khuyến nghị là hợp lý để sử dụng cho người trưởng thành như sau:
- Quả sơ ri chín: 50 - 100g/tuần.
- Quả sơ ri xanh: 10 - 20g/tuần.
- Nước ép từ quả sơ ri: 100 - 250ml/ngày.
- Chiết xuất từ quả sơ ri: 200 - 500mg chia thành 2 lần/ngày.
Chỉ nên dùng lượng sơ ri vừa đủ để tránh gặp phải tác dụng phụ
4. Cách dùng sơ ri cho chế độ dinh dưỡng thường ngày
- Ăn trực tiếp: Đây là cách đơn giản nhất để thưởng thức quả sơ ri. Hãy rửa sạch thức quả này và sử dụng như một bữa ăn nhẹ trong ngày.
- Nước ép sơ ri: Ép quả sơ ri bằng máy ép hoặc đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước sau đó thêm vào chút đường hoặc chút mật ong, vài viên đá lạnh là bạn sẽ có được một thức uống ngọt mát, dễ chịu.
- Salad trái cây: Có thể trộn quả sơ ri với các loại quả khác như kiwi, dâu tây, nho, cam,... để làm salad trái cây. Đây là món ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa rất kích thích vị giác.
- Làm mứt: Mứt sơ ri là một món ăn ngon miệng và dễ làm. Bạn chỉ cần nấu chín quả sơ ri với đường cho đến khi thu được hỗn hợp đường keo dính các quả sơ ri lại là được. Mứt sơ ri có thể dùng kèm với bánh mì, bánh quy, hoặc làm nguyên liệu cho các món bánh ngọt khác.
Hương vị thơm ngọt từ quả sơ ri rất dễ cuốn hút người thưởng thức. Đặc biệt, khi biết thêm những lợi ích sức khỏe của sơ ri thì nhiều người càng muốn đưa vào thực đơn hàng ngày của mình. Nếu chưa từng thưởng thức sơ ri, hãy thử chế biến theo các cách đã được gợi ý ở trên, biết đâu, bạn sẽ có được những trải nghiệm ẩm thực thú vị với thức quả này.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!