Các tin tức tại MEDlatec
Răng khểnh là gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe và cần chỉnh hình nha khoa không?
- 30/09/2023 | Chi phí trồng răng khểnh và kinh nghiệm chăm sóc sau khi trồng răng
- 31/10/2023 | Trồng răng khểnh: các phương pháp và một số lưu ý
- 27/03/2025 | Mọc răng khôn đau mấy ngày và cách xử trí khi răng khôn gây đau
1. Răng khểnh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân hình thành
1.1. Khái niệm răng khểnh
Răng khểnh là răng vĩnh viễn số 3, mọc sai vị trí so với các vị trí đã được định sẵn trên cung hàm. Ở giai đoạn trẻ đang mọc răng vĩnh viễn ( 12 - 13 tuổi), răng khểnh có thể xuất hiện bằng cách mọc lệch ra phía ngoài hoặc vào trong với một góc 5 - 10 độ so với răng bình thường.
Răng khểnh thường mang đến cho khuôn mặt nụ cười duyên dáng, tươi tắn
1.2. Dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng khểnh
Những dấu hiệu sau đây có thể thể báo trước sự xuất hiện của răng khểnh:
- Răng hàm và răng cửa có kích thước quá lớn hoặc khung hàm hẹp.
- Răng mọc nhô ra khỏi cung hàm, ở vị trí giữa răng hàm và răng cửa do không có chỗ để mọc.
- Các răng không đồng đều về khoảng cách.
- Sai khớp cắn.
1.3. Nguyên nhân hình thành răng khểnh
Sự xuất hiện của răng khểnh thường do:
- Di truyền từ gia đình.
- Bất thường về phân chia tế bào hoặc chuyển hóa hormone trong quá trình hình thành răng vĩnh viễn.
- Bệnh lý về rối loạn nội tiết.
- Bẩm sinh răng to nhỏ, cung hàm không đủ chỗ cho răng mọc.
2. Răng khểnh có ảnh hưởng gì đối với thẩm mỹ và sức khỏe con người?
2.1. Tính thẩm mỹ của răng khểnh
Sự xuất hiện của răng khểnh trong hầu hết trường hợp sẽ tạo ra nụ cười duyên dáng, tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt. Trường hợp này, kích thước của răng khểnh vừa phải, vị trí mọc chỉ hơi lệch hoặc nhô cao hơn khuôn hàm một chút và răng cũng không quá nhọn.
Răng khểnh được xem là mọc không đẹp khi:
- Răng mọc quá lệch hoặc chìa quá nhiều ra bên ngoài, khiến cho hai hàm bị mất cân đối và lệch khớp cắn.
- Răng khểnh gây khó khăn cho quá trình nhai và nghiền thức ăn, khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt vào các chân răng từ đó sinh ra bệnh răng miệng, gây sâu răng.
2.2. Răng khểnh ảnh hưởng gì đối với sức khỏe nha khoa?
Tuy người sở hữu răng khểnh thường có nụ cười tươi tắn, duyên dáng nhưng để giữ được nụ cười này, nhiều khi họ cũng phải đối mặt với các nguy cơ bất lợi cho sức khỏe:
- Gây nên bệnh nha khoa
Răng khểnh mọc lệch để lại khoảng trống nhiều với răng lân cận hoặc mọc chen vào hai răng sẽ gây nên sự chèn ép. Điều này là cơ hội để thức ăn nằm trong kẽ răng, khiến việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, vi khuẩn và mảng bám dễ tích tụ từ đó sinh ra sâu răng, viêm nướu,…
- Giảm khả năng nhai
Răng khểnh cũng có nhiệm vụ xé và nhai thức ăn. Nếu răng khểnh làm lệch khớp cắn thì quá trình nhai và khả năng nghiền nát thực phẩm sẽ bị hạn chế.
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Nếu răng khểnh mọc lệch quá nhiều rất dễ gây vướng, cộm, môi khép không kín. Điều này sẽ khiến cho âm phát ra từ miệng không được đầy đặn, rõ ràng.
Răng khểnh mọc quá lệch và vệ sinh kém sạch sẽ có thể gây sâu răng
3. Nên hay không nên can thiệp nha khoa điều chỉnh răng khểnh?
3.1. Yếu tố cần cân nhắc đối với quyết định điều chỉnh răng khểnh
Nên nhổ răng khểnh hay không là quyết định mang tính cá nhân, tùy vào tính cần thiết của từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, đối với trường hợp khung hàm có không gian hạn chế, nhổ răng khểnh sẽ giúp các răng còn lại có không gian để điều chỉnh đúng vị trí, cải thiện sự sắp xếp đều đặn của răng trên khung hàm.
Trường hợp răng khểnh tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh lý nha khoa cũng cần điều chỉnh bằng cách niềng răng để để đưa răng về đúng vị trí thẳng với các răng khác.
Nếu răng khểnh mọc không lệch quá nhiều, hình dáng đẹp, không sai khớp cắn, không ảnh hưởng đến khả năng vệ sinh răng miệng thì có thể không cần can thiệp.
Trước khi quyết định can thiệp nha khoa đối răng khểnh, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ và trẻ trong độ tuổi vị thành niên dễ thích nghi với quá trình chỉnh nha hơn người lớn.
- Tình trạng sức khỏe răng miệng: Nếu mắc bệnh lý nha khoa thì trước khi can thiệp răng khểnh cần phải điều trị khỏi và đánh giá cẩn thận sau đó mới đưa ra quyết định.
- Ý kiến bác sĩ nha khoa: Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ Nha khoa để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp đối với răng khểnh.
3.2. Các lựa chọn thay thế nhổ răng khểnh
Nếu lo ngại về nguy cơ của việc nhổ răng khểnh, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp khắc phục sau:
3.2.1. Bọc răng sứ
Quá trình bọc răng khểnh bằng sứ diễn ra giống như khi mọc răng bình thường. Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ, giữ lại răng với kích thước vừa đủ sau đó bọc sứ để mang đến vẻ đẹp mới cho răng khểnh.
3.2.2. Niềng răng
Hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc,... Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Nha khoa để thấy được ưu - nhược điểm của từng loại niềng răng và lựa chọn phương pháp niềng phù hợp với nhu cầu của mình.
Nếu răng khểnh cản trở quá trình vệ sinh hoặc ăn uống, bạn nên khám bác sĩ Nha khoa để có hướng khắc phục phù hợp
4. Cách chăm sóc, bảo vệ nha khoa khi sở hữu răng khểnh
Do răng khểnh mọc lệch nên thức ăn dễ bị tích tụ tại kẽ chân răng, mảng bám và vi khuẩn vì thế có cơ hội phát triển, gây nên các bệnh lý nha khoa. Để tránh nguy cơ này, người sở hữu răng khểnh nên:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày với bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Khi đánh răng nên chải theo góc 45 độ để các kẽ răng và viền nướu được làm sạch tối đa.
- Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt và mảng bám, tránh nguy cơ viêm lợi.
- Dùng nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế hơi thở có mùi và bảo vệ răng nướu.
- Thăm khám bác sĩ Nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng.
Ngoài những thông tin được chia sẻ trên đây, nếu cần thăm khám các vấn đề nha khoa liên quan đến răng khểnh, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 4000 66 của Hệ thống Nha khoa MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!