Các tin tức tại MEDlatec

Răng trẻ bị đen phải xứ trí thế nào?

Ngày 17/05/2023
Răng trẻ bị đen khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thực tế, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi nó phản ánh bệnh lý nào đó ở trẻ. Lúc này, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục nhanh chóng.

1. Hiện trạng răng trẻ bị đen

Răng trẻ bị đen không phải là tình trạng hiếm gặp. Thậm chí, tình trạng này còn xảy ra ngay sau khi bé vừa mọc răng sữa. Tùy theo từng trường hợp, răng bé có thể bị đen ở hàm trên, hàm dưới hay cả hai hàm, đen ở mặt ngoài hoặc mặt trong.

Bé có hàm răng nhạy cảm và rất dễ bị đen

Răng bị đen thường xảy ra do các yếu tố bên ngoài tác động khiến bé bị các bệnh về răng nổi bật như sâu răng nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý về răng miệng nguy hiểm nào đó gây khó chịu cho bé. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao tình trạng răng miệng ở trẻ nhỏ để có hướng điều trị kịp thời.

2. Cụ thể về nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng trẻ bị đen

Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho tình trạng răng trẻ bị đen. Tuy nhiên phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

2.1 Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng trẻ bị đen. Bởi các bé trong quá trình mọc răng sữa đều rất thích ăn các loại đồ ngọt, nước uống có ga và các thực phẩm chứa nhiều thành phần tinh bột và đường. Những loại đồ ăn này có tác động rất xấu đến răng miệng đặc biệt là răng sữa non nớt.

Trong quá trình ăn uống, những thực phẩm trên sẽ bám dính vào các kẽ chân răng, tích tụ trong một thời gian dài. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến cho lớp men răng bị ố vàng rồi chuyển đen.

Vi khuẩn xâm nhập khiến răng bé chuyển sẫm, đen

2.2 Vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là rất cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn đang mọc răng sữa. Các bậc cha mẹ cần tạo cho con thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm đến khi bé mọc răng vĩnh viễn. Nếu không, các mảng bám trên răng lâu ngày sẽ ăn vào tận chân răng. Bố mẹ cũng cần có cách vệ sinh răng cho con đúng cách sao cho các kẽ răng không còn mảng bám của thức ăn.

2.3 Thiếu vitamin và các khoáng chất

Để bé sở hữu răng chắc khỏe và trắng sáng, các bậc cha mẹ cần cung cấp đủ cho con các dưỡng chất như canxi, Vitamin D và flour. Các loại chất này vừa khiến cho xương bé phát triển vừa giúp cho chân răng chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, các vi khuẩn bám răng cũng bị đánh bay, lớp men răng trắng sáng hơn. Nếu thiếu các khoáng chất cần thiết răng bé sẽ dễ bị ố vàng và chuyển đen. Hơn nữa, răng cũng rất dễ bị tổn thương, chân răng yếu đi.

2.4 Do một số bệnh về răng

Một số bệnh nổi bật về răng mà các bé thường hay gây ra tình trạng răng trẻ bị đen là sâu răng, chấn thương răng, viêm nướu,.... Sâu răng là một căn bệnh phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này xuất phát từ việc ăn quá nhiều đồ ngọt nhưng vệ sinh không đúng cách dẫn đến men răng bị hỏng. Lớp bảo vệ chắc khỏe cho răng mất đi, răng dần sẽ bị ăn mòn, chuyển đen rồi chết tủy.

2.5 Một số nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác lý giải cho tình trạng răng trẻ bị đen:

  • Do trẻ uống các thuốc điều trị dạng lỏng có hàm lượng sắt cao và các loại thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.

  • Do men răng của bé phát triển một cách không toàn diện hay nói cách khác là men răng yếu bẩm sinh.

Sau khi xác định được nguyên nhân răng bé bị đen, cha mẹ cần tìm ra hướng khắc phục để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con.

Tránh để sâu răng liên lụy tới tủy

3. Cách khắc phục răng trẻ bị đen

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng răng trẻ bị đen và mức độ đen mà các bậc cha mẹ sẽ có các cách khắc phục khác nhau. Dưới đây, MEDLATEC sẽ gợi ý cho bạn một số biện pháp đơn giản và hiệu quả.

3.1 Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng

Thói quen này cần được duy trì ngay từ lúc trẻ bắt đầu mọc răng sữa để có thể hạn chế được tình trạng răng trẻ bị đen. Đối với trẻ quá nhỏ, các bậc cha mẹ dùng băng gạc thấm nước muối sinh lý, rồi vệ sinh răng cho bé ngay sau các bữa ăn bao gồm cả các bữa ăn phụ. Đối với bé từ 2 tuổi trở lên, mẹ hãy tập cho bé cách tự vệ sinh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và tối sau khi ăn.

3.2 Thói quen ăn uống điều độ

Mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ các dưỡng chất như canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết để giúp răng của trẻ nói riêng, cũng như cơ thể của bé nói chung được phát triển hoàn thiện. Hạn chế tối đa cho bé ăn các thức ăn chứa nhiều tinh bột và hàm lượng đường cao.

3.3 Đến thăm khám tại các nha khoa

Nếu đã sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng răng trẻ bị đen tại nhà nhưng không hiệu quả, thì các mẹ nên đưa bé đến nha khoa để có các biện pháp chăm sóc răng miệng nhanh chóng và phù hợp. Các bác sĩ có thể đánh bay các mảng đen bằng cách sử dụng máy móc hiện đại để làm sạch mảng đen bám trên răng. Biện pháp tiết kiệm, đem tới hiệu quá cao mà cũng không gây khó chịu cho bé là lấy cao răng.

Sau khi lấy cao răng, răng bé sẽ sạch hơn và nướu cũng không hề bị tổn thương. Để duy trì sức khỏe răng miệng và hạn chế tình trạng răng đen ở trẻ, cách tốt nhất là cho bé đi khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và nha khoa.

Chăm sóc răng miệng đúng cách cho con

Cha mẹ cần lưu ý khi răng trẻ bị đen. Phải luôn sát sao theo dõi tình trạng răng miệng ở trẻ để tránh bé bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng về răng. Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, khó chịu hãy đưa trẻ đến ngay nha khoa để được thăm khám.

Cha mẹ có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và đưa ra các biện pháp khắc phục, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Quý phụ huynh có thể đặt lịch thăm khám cho bé tại MEDLATEC bằng cách gọi điện tới hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.