Các tin tức tại MEDlatec
Rau bám mặt trước có sinh thường được không, làm sao để “vượt cạn” an toàn?
- 06/10/2024 | Thai phụ bị rau bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?
- 09/09/2022 | Những biến chứng của nhau tiền đạo các mẹ bầu cần hết sức cảnh giác
- 02/10/2024 | Nhau bám thấp - Tình trạng bất thường của thai sản mẹ bầu không nên chủ quan
1. Nguyên nhân nào khiến rau bám mặt trước?
1.1. Rau bám mặt trước là như thế nào?
Rau thai hay còn gọi là nhau thai, giúp cung cấp oxy và dưỡng chất để thai nhi phát triển. Rau thai có thể bám ở mặt trước, mặt sau, đáy tử cung hoặc bám thấp. Rau bám mặt trước là tình trạng bánh rau bám vào thành trước tử cung, gần sát với thành bụng mẹ.
1.2. Nguyên nhân gây rau bám mặt trước
Hiện chưa có căn cứ chính xác về nguyên nhân gây rau bám mặt trước, nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị trí bám của nhau thai gồm:
- Mẹ bầu có tử cung ngả trước hoặc từng phẫu thuật tử cung có nguy cơ cao bị rau bám mặt trước.
- Những mẹ từng sinh mổ có thể có sự thay đổi trong niêm mạc tử cung, ảnh hưởng đến vị trí bám của nhau thai.
- Phôi thai làm tổ ở mặt trước của tử cung nên nhau thai phát triển tại vị trí này.
- Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi hoặc đã mang thai nhiều lần có nguy cơ cao hơn với rau bám mặt trước.
Mang thai nhiều lần tăng nguy cơ rau bám mặt trước
2. Rau bám mặt trước ảnh hưởng gì đến thai kỳ?
Rau bám mặt trước là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có rau bám mặt trước có thể gặp những vấn đề như:
2.1. Giảm cảm nhận cử động thai
Bình thường từ tuần 18 - 22 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên, với trường hợp rau bám mặt trước, lớp rau thai sẽ vô hình là lớp ngăn cách giữa em bé và tử cung, khiến mẹ bầu khó nhận biết những cú đạp của bé hơn so với mẹ có rau bám mặt sau.
2.2. Khó nghe được nhịp tim của bé
Bác sĩ sẽ rất khó nghe tim thai của bé khi mẹ bầu có nhau thai mặt trước.
2.3. Nguy cơ nhau tiền đạo
Trong một số trường hợp, rau bám mặt trước có thể lan rộng xuống phía dưới tử cung, gây nhau tiền đạo (nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung). Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu âm đạo và tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh mổ.
Rau bám mặt trước khiến bác sĩ khó quan sát trong quá trình siêu âm
3. Rau bám mặt trước có sinh thường được không và một số lưu ý?
3.1. Có thể sinh thường khi rau bám mặt trước hay không?
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy sản phụ bị rau bám mặt trước không sinh thường được. Vì thế mẹ bầu không nên quá áp lực với vấn đề rau bám mặt trước có sinh thường được không. Thông qua các lần khám thai, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của mẹ, tình trạng thai kỳ để dự đoán về khả năng sinh thường hay sinh mổ .
Thông thường, rau bám mặt trước vẫn có thể sinh thường khi:
- Nhau thai bám cao, không bị rau tiền đạo.
- Thai nhi ở ngôi thuận (đầu quay xuống).
- Không có biến chứng như rau bong non, tiền sản giật hay suy thai.
- Thai nhi phát triển bình thường và có kích thước không quá lớn so với khung chậu của mẹ.
Trong một số trường hợp sau, rau bám mặt trước cần chuyển sang phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn:
- Rau tiền đạo: Nhau thai bám quá thấp, che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung.
- Rau cài răng lược: Nhau thai bám sâu vào thành tử cung, khó bong ra sau sinh, có nguy cơ chảy máu nhiều.
- Ngôi thai bất thường: Thai nhi nằm ngang, ngôi mông hoặc tư thế khác gây khó khăn khi sinh thường.
- Kích thước thai nhi lớn hơn nhiều so với khung chậu của mẹ.
Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá khả năng rau bám mặt trước có sinh thường được không trong quá trình khám thai
3.2. Lưu ý cho mẹ bầu khi có rau bám mặt trước
Mẹ bầu có rau bám mặt trước thay vì lo lắng về vấn đề rau bám mặt trước có sinh thường được không hãy chú ý:
- Khám thai định kỳ đúng mốc hẹn của bác sĩ để được kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm bất thường.
- Mẹ bầu có rau bám mặt trước cảm nhận được cử động thai thường chậm hơn so với mẹ bầu có rau bám đáy hoặc mặt sau (từ tuần thai thứ 24). Nếu sau mốc này mẹ bầu vẫn không cảm nhận được các chuyển động của bé thì hãy đi khám bác sĩ Sản khoa ngay.
- Hạn chế vận động mạnh, tập thể dục quá sức, mang vác nặng hoặc đứng lâu để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến nhau thai.
- Chuẩn bị tâm lý cho cả hai phương án sinh thường và sinh mổ để tránh lo lắng khi gần đến ngày sinh.
Rau bám mặt trước có thể thay đổi vị trí theo sự phát triển của tử cung trong thai kỳ. Nếu rau không bám quá thấp, mẹ bầu không gặp vấn đề về sức khỏe, thai nhi phát triển bình thường thì vẫn có thể sinh thường. Trường hợp được bác sĩ khuyên sinh mổ, mẹ bầu nên tin tưởng thực hiện theo chỉ dẫn để có hành trình vượt cạn đảm bảo an toàn.
Để yên tâm chăm sóc thai kỳ, nhận được những chỉ dẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, quý khách hàng hãy liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!