Các tin tức tại MEDlatec
Rối loạn lo âu: nhận diện và xử trí đúng để tránh biến chứng
- 18/05/2022 | Thế nào là rối loạn lo âu? Nguyên nhân và phương pháp điều trị?
- 11/10/2021 | Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu
- 09/10/2021 | Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?
1. Nguyên nhân và phân loại rối loạn lo âu
1.1. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu
Chính xác nguyên nhân gây rối loạn lo âu là gì chưa thể xác định được nhưng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này:
- Di truyền: trong nhà có người từng bị bệnh tâm lý thì con cái dễ gặp chứng rối loạn lo âu.
- Tâm lý: người chịu sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu, tính cách hay âu lo,...
- Xã hội, môi trường: căng thẳng, stress trong thời gian dài.
- Yếu tố về sinh hóa thần kinh.
Các dạng rối loạn lo âu phổ biến nhất
1.2. Phân loại rối loạn lo âu
Các dạng rối loạn lo âu hay gặp là:
- Dạng lan tỏa: đây là tình trạng lo lắng đến mức khó kiểm soát trước các hoạt động hay sự kiện nào đó. Người bệnh thường có biểu hiện: khó ngủ, bứt rứt, bực tức, căng thẳng,..
- Dạng cưỡng chế (OCD): người bệnh hay có sự lặp lại về hành vi hay suy nghĩ ám ảnh một cách không kiểm soát. Các ám ảnh hay gặp như: nghĩ lặp đi lặp lại về việc bị lây bệnh, rửa tay liên tục vì sợ bẩn, nghi ngờ ai hoặc điều gì đó,...
- Dạng hoảng loạn: là các cơn hoảng sợ đến mức cực độ với tính chất đột ngột và ngắn khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực, đau tim,... và muốn tránh xa chúng nên hạn chế giao tiếp, ở lì trong nhà,...
- Dạng ám ảnh xã hội: lo lắng quá mức trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Người bệnh hay cảm thấy bẽ mặt, xấu hổ khi họ không đáp ứng được mong đợi từ ai đó.
2. Nhận diện và xử trí khi bị rối loạn lo âu
2.1. Nhận diện triệu chứng ở người bị rối loạn lo âu
Người mắc chứng rối loạn lo âu thường có các triệu chứng:
- Cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, lo lắng không yên.
- Thấy như sắp có điều nguy hiểm xảy đến, hoảng loạn tột độ.
- Nhịp tim tăng nhanh, hồi hộp.
- Ra nhiều mồ hôi, run sợ.
- Cảm giác mệt mỏi như bị mất hết sức lực và năng lượng.
- Cảm thấy rắc rối nếu phải tập trung về bất cứ điều gì.
- Khó có thể kiểm soát lo lắng, khó ngủ.
2.2. Xử trí khi bị rối loạn lo âu
Chứng rối loạn lo âu tương đối nguy hiểm vì nó không chỉ gây ra nỗi sợ về mặt tinh thần cho người bệnh mà thậm chí còn khiến họ tự đánh mất đi sự sống của mình để thoát khỏi căng thẳng. Hầu hết người bị mắc chứng này tin rằng trong tương lai nó sẽ biến mất nên bỏ qua, không thăm khám để điều trị. Hậu quả của tình trạng đó là công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, suy giảm sức khỏe tinh thần, hệ tiêu hóa bị rối loạn,...
Triệu chứng hay gặp ở người bị rối loạn lo âu
Ở mức độ thấp nhất, các triệu chứng rối loạn lo âu là rào cản của người bệnh với cuộc sống thường ngày. Mệt mỏi, đau đầu,... xâm chiếm trạng thái tinh thần, khiến cho họ gặp khó khăn trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như hoàn thành công việc. Nguy hiểm hơn, nghiên cứu từ các vụ tự sát cũng đã chỉ ra rằng trong số này có đến 18% số người bị rối loạn lo âu hoảng loạn. Trong tỷ lệ 18% ấy lại có 30% có ý nghĩ tự sát.
Vì thế, khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng ở trên, gia đình nên cho họ đến gặp bác sĩ khoa Thần kinh để được chẩn đoán và điều trị. Các biện pháp thường được áp dụng để điều trị rối loạn lo âu gồm:
- Dùng thuốc
Bản thân rối loạn lo âu là một dạng tâm bệnh nên không thuốc nào có thể điều trị chấm dứt được. Các trường hợp được sử dụng thuốc chủ yếu nhằm cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và ổn định cảm xúc.
Thuốc được sử dụng chủ yếu là: thuốc giải lo âu, thuốc trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta, thuốc an thần,... Do đây là những loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần được thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng.
- Điều trị tâm lý
Phương pháp này là phổ biến nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ trò chuyện để giúp người bệnh hiểu được những cảm giác lo âu của họ là vô lý và chỉ cho họ những phương pháp để đối phó với chúng.
Trị liệu tâm lý rất cần thiết với người bị chứng rối loạn lo âu
Thường thì các nỗi lo âu của bệnh nhân có liên quan mật thiết với quá khứ nên bác sĩ tâm lý sẽ giúp họ tháo gỡ vướng mắc này để họ có được trạng thái tinh thần thoải mái, giảm được triệu chứng lo âu. Người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách đối mặt với nỗi ám ảnh của chính mình theo mức độ tăng dần.
- Một số biện pháp khác
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chuyên gia tâm lý trị liệu theo các cách như: tham vấn tâm lý, liệu pháp thư giãn, trị liệu gia đình, liệu pháp nhận thức - hành vi, liệu pháp nhóm,...
Điều trị tâm lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng trầm cảm, căng thẳng, mất ngủ,... Theo thời gian, người bệnh sẽ lấy lại được sự cân bằng về tâm trí, dần dần sẽ vui vẻ và lạc quan hơn, chủ động tham gia vào hoạt động thường ngày.
Việc kết nối để có sự kết hợp điều trị giữa gia đình với bệnh nhân cũng rất cần thiết vì nó giúp giảm thời gian trị liệu, cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải.
- Điều trị tại nhà và biện pháp hỗ trợ
Thuốc hay chuyên gia tâm lý không thể là người bạn đồng hành suốt đời với người bị rối loạn lo âu. Bản thân họ cần phải hiểu được tình trạng của mình, dám đối mặt với nó và chủ động cố gắng thay đổi. Sự kết hợp giữa thói quen sống lành mạnh với việc chăm sóc đời sống tinh thần và có sự giúp đỡ từ người thân là biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh sớm thoát khỏi chứng rối loạn lo âu.
Hy vọng những chia sẻ này đã giúp quý khách hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm chứng rối loạn lo âu. Nếu quý khách cần được tư vấn, chẩn đoán về hội chứng này, hãy liên hệ trực tiếp số điện thoại 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cách thức đặt lịch thăm khám nhanh chóng cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!