Tin tức
Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu
- 02/08/2021 | Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến và những lưu ý khi sử dụng
- 09/10/2021 | Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?
1. Các dạng rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu được chia thành những dạng bệnh như sau:
- Rối loạn lo âu lan tỏa: Là sự lo lắng quá mức gây ảnh hưởng nhiều đến các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của người bệnh.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Là dạng bệnh rối loạn lo âu khiến người bệnh có những suy nghĩ ám ảnh, không thể kiểm soát được hành vi, họ thường né tránh những hoạt động, sự kiện khiến họ cảm thấy ám ảnh, chẳng hạn như người bệnh sợ vi trùng, vi khuẩn đến mức ám ảnh đến nỗi họ thường xuyên rửa tay, kiểm tra và sắp lại đồ đạc,…
Rối loạn lo âu khiến người bệnh có những cơn hoảng sợ đột ngột
- Rối loạn hoảng loạn: người bệnh có những cơn hoảng sợ đột ngột, mức độ nghiêm trọng, thường kéo dài khoảng vài phút hoặc cũng có thể lâu hơn. Trong tâm trí họ lúc này chỉ là những nỗi hoảng sợ, sợ đến nỗi không muốn ra khỏi nhà.
Nỗi ám ảnh xã hội: Đây là dạng rối loạn lo âu mà người bệnh lo lắng quá mức về những tình huống giao tiếp xã hội xảy ra hàng ngày. Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu thường gặp là bệnh nhân rất hay xấu hổ, không tự tin trước đám đông, sợ bản thân không thể hoàn thành tốt công việc, rất sợ gặp người lạ,...
2. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu, tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể kể đến như:
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị rối loạn lo âu hoặc có tiền sử mắc phải những vấn đề về tâm lý, thì con của họ cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh này.
- Yếu tố tâm lý: Một số đối tượng cũng có nguy cơ cao đối với rối loạn lo âu là người từng bị sang chấn tâm lý khi còn nhỏ hoặc những người có tính cách hay lo âu và hay suy nghĩ tiêu cực. Nói một cách khác, những người có tính cách bi quan, rụt rè,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác.
- Yếu tố môi trường sống, xã hội: Đây cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn sinh sống và làm việc không lành mạnh, thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng kéo dài, thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
- Các yếu tố sinh hóa thần kinh.
- Những người trẻ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi và phụ nữ cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
3. Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu thường gặp
Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu rất đa dạng, phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải.
Rối loạn lo âu khiến người bệnh bồn chồn, khó giữ bình tĩnh
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở người bệnh:
-
Người bệnh thường xuyên bị sợ hãi quá mức, thậm chí hoảng loạn, luôn có cảm giác không an toàn vì một điều gì đó.
-
Khi bị rối loạn lo âu người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, họ có thể cảm thấy lo lắng trong giấc ngủ.
-
Người bệnh có cảm giác bồn chồn, rất khó giữ bình tĩnh, không thể đứng yên, ngồi yên một chỗ, khó tập trung vào công việc.
-
Có cảm giác tê hoặc ngứa ở tay, chân, đổ mồ hôi nhiều hơn.
-
Bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc thở nhanh, thở gấp.
-
Cơ bắp căng thẳng.
-
Bị ám ảnh về một hình ảnh hoặc sự việc nào đó.
-
Một số hành vi lặp lại nhiều lần như liên tục rửa tay, kiểm tra khóa cửa,…
4. Phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu phổ biến nhất là kết hợp giữa các liệu pháp tâm lý với việc sử dụng thuốc hoặc cũng có trường hợp không cần dùng thuốc. Tùy vào mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Chúng ta cũng cần biết rằng, điều trị rối loạn lo âu là cả một quá trình và với bất cứ biện pháp nào cũng cần phải xác định thực hiện trong một thời gian dài mới đạt được hiệu quả tốt. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Liệu pháp tâm lý trị liệu: Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia tâm lý điều trị bằng những cuộc trò chuyện cởi mở, để bệnh nhân hiểu rõ hơn về những vấn đề tâm lý mình đang mắc phải, hiểu hơn về bản thân và từ đó, họ sẽ tìm ra những cách giải quyết vấn đề phù hợp, tốt nhất cho mình.
Dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu
Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện. Thông thường người bệnh sẽ phải dùng thuốc trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Lưu ý, sau khi dùng thuốc, bệnh nhân cần đi khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp với sức khỏe hiện tại.
Chuyên gia tâm lý giúp bạn điều trị rối loạn lo âu
Bên cạnh sự hỗ trợ của thuốc và các chuyên gia tâm lý, bệnh nhân có thể thực hiện một số điều dưới đây để nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
Dành thời gian khoảng 20 phút để thư giãn mỗi ngày: Có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim,… hay những hoạt động khác khiến bạn cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.
Vận động thể chất: Những bài tập thể dục như tập luyện hít thở sâu, chạy bộ, tập yoga, bơi lội,… không chỉ giúp bạn rèn luyện sự dẻo dai mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt. Đây cũng chính là hoạt động rất phù hợp với người gặp phải các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với mình. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!