Các tin tức tại MEDlatec

Rối loạn tiểu tiện - Hội chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt

Ngày 30/05/2023
Rối loạn tiểu tiện là dấu hiệu cảnh báo hệ tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để có thể điều trị dứt điểm bệnh lý kể trên, chúng ta cần nắm được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh. Mời bạn tham khảo bài viết dưới để hiểu hơn về chứng rối loạn tiểu tiện.

1. Rối loạn tiểu tiện là gì?

Rối loạn tiểu tiện còn được gọi là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới - LUTS. Khi mắc chứng bệnh kể trên, bệnh nhân phải đối mặt với một số thay đổi khi đi tiểu tiện, ví dụ như: đi tiểu quá nhiều lần trong lần, tiểu gấp, tiểu rỉ, khó khăn mỗi khi đi tiểu, thậm chí là đi tiểu ra máu,… Nhìn chung, sự thay đổi về thói quen tiểu tiện sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt ngày của bệnh nhân, khiến họ cảm thấy khá khó chịu.

Bệnh nhân không nên chủ quan với chứng rối loạn tiểu tiện

Đối với người khỏe mạnh, bàng quang hoạt động bình thường, một ngày họ sẽ đi tiểu tiện từ 4 - 6 lần và thải ra khoảng 1 - 2 lít nước tiểu. Tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người có thể thay đổi tùy vào lượng nước nạp cho cơ thể, thói quen vận động, điều kiện thời tiết,… Nếu bàng quang gặp vấn đề, bệnh nhân sẽ mắc hội chứng rối loạn đường tiểu dưới, lúc này họ cần đi kiểm tra, điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng tệ hơn xảy ra.

Trên thực tế, có nhiều dạng rối loạn tiểu tiện khác nhau, bác sĩ sẽ xếp thành 3 nhóm bệnh dựa trên các giai đoạn của quá trình tiểu tiện, đó là: giai đoạn đổ đẩy, giai đoạn tổng xuất và sau khi tổng xuất. Xác định được triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân, cách điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân, giúp họ phục hồi chức năng bàng quang, đi tiểu tiện bình thường.

2. Lý do gây rối loạn tiểu tiện

Chắc hẳn khá nhiều bạn quan tâm tới nguyên nhân gây hội chứng rối loạn đường tiểu dưới. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp quá trình tiểu tiện quay trở lại bình thường.

Hai nguyên nhân chính gây tình trạng rối loạn tiểu tiện là: do bệnh lý hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Viêm đường tiết niệu được cho là nguyên nhân chính khiến quá trình tiểu tiện diễn ra bất thường. Khi mắc bệnh, bàng quang của bệnh nhân bị kích thích, dẫn tới triệu chứng: tiểu buốt hoặc tiểu rắt,… Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên chủ động đi khám, chữa trị dứt điểm để tránh những diễn biến xấu hơn xảy ra.

Rối loạn tiểu tiện là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Bên cạnh đó, người mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng thường đối mặt với tình trạng rối loạn đường tiểu dưới, các triệu chứng xuất hiện ở nhiều thời điểm trong ngày, ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của bệnh nhân, đặc biệt gây mất ngủ vào ban đêm.

Một số bệnh lý khác có thể ảnh hưởng tới thói quen đi tiểu tiện như: bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Trong đó, bệnh phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu xảy ra ở nam giới và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học được cho là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện. Nếu bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối, bạn thường đi tiểu nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng tới quá trình tiểu tiện, bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày, sinh hoạt bị đảo lộn.

Phụ nữ mang đang mang thai hoặc người cao tuổi cũng có thể đối mặt với tình trạng rối loạn đường tiểu dưới. Đối với phụ nữ mang thai, bàng quang của họ bị chèn ép bởi thai nhi và khiến thai phụ đi tiểu rất nhiều lần. Với người lớn tuổi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, chức năng của bàng quang có dấu hiệu suy giảm và dễ gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh điều khiển bàng quang.

Phụ nữ đang mang thai đi tiểu nhiều hơn bình thường

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiểu tiện, bệnh nhân cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

3. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện không thể bỏ qua

Như đã phân tích ở trên, chứng rối loạn đường tiểu dưới được xếp thành 3 nhóm, tùy vào dấu hiệu bệnh nhân gặp phải. Một số triệu chứng thường xảy ra ở giai đoạn đổ đầy là: tiểu đêm, tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp.

Nếu bệnh nhân đi tiểu tiện từ 8 - 10 lần/ ngày thì họ đang gặp phải tình trạng tiểu nhiều lần. Thực tế, khi đi tiểu tiện, người bệnh thấy lượng nước tiểu, các đặc điểm nước tiểu không xuất hiện dấu hiệu bất thường. Song, chúng ta không nên chủ quan trước hiện tượng tiểu nhiều lần, có thể bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt hoặc bàng quang và cần được điều trị dứt điểm.

Tiểu đêm là một dạng rối loạn tiểu tiện ở giai đoạn đổ đầy, người bệnh đi tiểu nhiều lần vào buổi đêm. Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, do đó bệnh nhân cần khắc phục sớm. Tình trạng tiểu gấp cũng là triệu chứng khác thể bỏ qua, bệnh nhân thường có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi không có quá nhiều nước tiểu trong bàng quang.

Một số bệnh nhân phải rặn tiểu

Một số triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tổng xuất nước tiểu là: tiểu rặn, tiểu tiện yếu, ngập ngừng hoặc tiểu mất kiểm soát. Trong đó, tình trạng tiểu không kiểm soát khá nghiêm trọng, chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân nữ. Khi gặp tình trạng này, nước tiểu tự động chảy ra và người bệnh không thể kiểm soát được. Ngược lại, nhiều bệnh nhân phải cố gắng rặn mỗi khi đi tiểu tiện, tia nước tiểu quá yếu.

Đau bàng quang, tiểu không hết cũng là triệu chứng cảnh báo chứng rối loạn tiểu tiện và được xảy ra ở giai đoạn sau khi tống xuất nước tiểu. Người bệnh không nên chủ quan và bỏ qua dấu hiệu này nhé!

4. Phác đồ điều trị hội chứng rối loạn đường tiểu dưới hiệu quả

Chứng rối loạn đường tiểu dưới sẽ được xử lý dứt điểm nếu bệnh nhân xác định được nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp. Trong đó, bác sĩ thường lựa chọn phương pháp điều trị ít xâm lấn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nếu việc điều trị không đạt hiệu quả, chúng ta sẽ tham khảo tới phương án phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc là phương án được ưu tiên hàng đầu, tùy vào triệu chứng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó, người đi tiểu nhiều lần được hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn alpha hoặc nhóm thuốc mirabegron,… Ngoài ra, một số bệnh nhân rối loạn tiểu tiện được chỉ định tiêm botulinum toxin type A hoặc tiêm xơ hóa tổ chức quanh niệu đạo,…

Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc

Kích thích điện cũng là phương án điều trị đem lại hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt với bệnh nhân hay bị tiểu rắt. Khi điều trị bằng phương pháp này, chúng ta cần phải kiên trì, liên tục thực hiện trong vài tháng để thấy sự thay đổi.

Nhiều trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật để xử lý dứt điểm chứng rối loạn đường tiểu dưới. Bác sĩ có thể tiến hành treo niệu đạo, treo cổ bàng quang để hạn chế tình trạng rối loạn tiểu tiện. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa biến chứng như nhiễm khuẩn xảy ra.

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chứng rối loạn tiểu tiện, chủ động phát hiện và đi điều trị kịp thời. Càng để lâu, triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Chuyên khoa Tiết niệu, thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.