Các tin tức tại MEDlatec
Sàng lọc ung thư cổ tử cung: tất cả các vấn đề liên quan
- 22/12/2020 | Tổng quan bệnh lý và phương pháp chích ngừa ung thư cổ tử cung
- 25/12/2020 | Chích ngừa ung thư cổ tử cung đã quan hệ có hiệu quả không?
- 21/12/2020 | Điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung và lưu ý cần biết
1. Sàng lọc ung thư cổ tử cung có cần thiết không?
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ thường đều nhiễm virus HPV một vài chủng khác nhau tại ít nhất 1 thời điểm trong đời.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung được khuyến cáo cho phụ nữ từ 21 - 65 tuổi
Đặc biệt virus HPV rất dễ lây truyền từ người sang người qua đường tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp nên ai cũng có thể nhiễm virus này và có thể tiến triển ung thư. Sàng lọc tìm kiếm tổn thương tiền ung thư và virus HPV “nguy cơ cao” là cách tốt nhất để phát hiện và loại bỏ bất thường có thể phát triển thành ung thư.
Những tổn thương tiền ung thư sẽ cần từ 3 - 7 năm để biến đổi thành ung thư nên sàng lọc định kỳ 3 - 5 năm giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Vì thế, đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng với phụ nữ, đặc biệt những phụ nữ nguy cơ cao để ngăn ngừa loại bỏ bệnh.
Những tổn thương tiền ung thư sẽ cần từ 3 - 7 năm để biến đổi thành ung thư
2. Bác sĩ hướng dẫn các bước tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung
2 xét nghiệm phổ biến nhất trong sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay là:
-
Xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap truyền thống có độ nhạy thấp, tỷ lệ âm tính giả cao nên không được sử dụng nhiều, 2 xét nghiệm Pap cải tiến là Thinprep Pap và Pap Smear đạt hiệu quả sàng lọc tốt được, được thực hiện tùy theo chỉ định của bác sĩ.
-
Xét nghiệm HPV: Với sàng lọc ung thư cổ tử cung thông thường, xét nghiệm Pap được chỉ định độc lập, chỉ các trường hợp nghi ngờ hoặc đặc biệt, xét nghiệm HPV mới được tiến hành.
Đặc điểm chung của các xét nghiệm sàng lọc này đó là đều phân tích tế bào lấy trực tiếp từ cổ tử cung. Nếu phát hiện tế bào bất thường nghi ngờ tổn thương tiền ung thư hoặc tế bào ung thư, các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu sẽ được tiến hành. Đôi khi trường hợp dương tính giả xảy ra, nghĩa là xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính nhưng xét nghiệm chuyên sâu kết luận bệnh nhân không mắc ung thư cổ tử cung.
Cách lấy mẫu đạt chuẩn như sau:
-
Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên ghế dài với tư thế sản khoa.
-
Bác sĩ sử dụng 1 thiết bị đặc biệt tên là mỏ vịt để mở rộng âm đạo, cho phép quan sát chi tiết, rõ ràng về cổ tử cung và phần trên âm đạo
-
Thiết bị chuyên dụng như bàn chải được sử dụng để lấy mẫu tế bào cổ tử cung khu vực nghi ngờ bất thường, sau đó mẫu được bảo quản trong ống chứa dung dịch đặc biệt.
Mẫu xét nghiệm là những tế bào ở cổ tử cung của người phụ nữ
Sau đó, sẽ tiến hành phân tích mẫu xem có tế bào bất thường không (xét nghiệm Pap) và xem có sự xuất hiện của virus HPV không (xét nghiệm HPV).
Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về sau 3 - 5 ngày làm việc, bệnh nhân sẽ được tư vấn giải thích chi tiết khi nhận kết quả. Khi có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ hướng dẫn để bạn tiến hành các xét nghiệm tiếp theo.
3. Giải đáp thắc mắc liên quan đến sàng lọc ung thư cổ tử cung
Chắc chắn chị em phụ nữ sẽ có nhiều thắc mắc liên quan đến thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, MEDLATEC đã tổng hợp và giải đáp một số dưới đây.
3.1. Thời gian tiến hành sàng lọc
Với 2 loại xét nghiệm sàng lọc Pap và HPV ở trên, chu kỳ được khuyến cáo thực hiện là khác nhau. Ngoài ra, nên sàng lọc bao lâu một lần còn phụ thuộc vào độ tuổi và bệnh sử.
Cụ thể, các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi được khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng các xét nghiệm Pap tiên tiến mỗi 3 năm 1 lần.
Phụ nữ từ 30 tuổi - 65 tuổi nên thực hiện cả xét nghiệm Pap và HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi 5 năm một lần.
Độ tuổi được khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung là 21 - 65 tuổi
3.2. Độ tuổi nên sàng lọc
Độ tuổi được khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung là 21 - 65 tuổi. Sau 65 tuổi, nếu không có tiền sử sàng lọc phát hiện tế bào cổ tử cung bất thường (ít nhất 3 xét nghiệm Pap âm tính hoặc đồng âm tính liên tiếp 10 năm, kết quả gần nhất trong 5 năm) thì có thể ngừng sàng lọc. Những đối tượng này đã qua độ tuổi sinh sản nên nguy cơ lây nhiễm virus rất thấp.
3.3. Đã phẫu thuật tử cung có cần sàng lọc nữa không?
Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc hoàn toàn tử cung thường thực hiện trong điều trị các bệnh lý ung thư phụ khoa. Sau khi phẫu thuật, có thể xem xét có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không dựa trên việc xác định: tử cung đã cắt bỏ hoàn toàn chưa, nguyên nhân phải cắt bỏ, tiền sử bệnh, khả năng thay đổi tế bào cổ tử cung,…
Ngay cả khi cắt bỏ cổ tử cung, tế bào này vẫn có thể tồn tại ở mặt phía trên âm đạo nên nếu có tiền sử tế bào cổ tử cung bất thường, bệnh nhân vẫn nên sàng lọc trong 20 năm tiếp theo sau phẫu thuật.
3.4. Sàng lọc ung thư cổ tử cung kết quả bất thường nên làm gì?
Kết quả sàng lọc cổ tử cung bất thường nghĩa là phát hiện sự thay đổi tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Bạn chưa mắc bệnh ung thư, mới có tổn thương nguy cơ có thể tiến triển thành ung thư. Có 2 trường hợp xảy ra, khi thay đổi tế bào cổ tử cung trở lại bình thường, bạn không mắc bệnh, nếu chúng tiến triển sẽ cần vài năm để trở thành ung thư.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh lý nguy hiểm này
Vì vậy, sau khi có kết quả bất thường, bệnh nhân cần làm xét nghiệm bổ sung được chỉ định để đánh nguy cơ và sự hình thành của ung thư. Cần theo dõi trong thời gian dài để đánh giá cũng như quyết định có loại bỏ sự thay đổi nguy cơ này không.
Hiểu rõ hơn về sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng như các vấn đề liên quan sẽ giúp chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!