Các tin tức tại MEDlatec
Sau khi bó bột tay bị sưng có sao không? Cách phòng ngừa biến chứng
- 17/11/2021 | Bác sĩ tư vấn: gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?
- 01/10/2023 | Hướng dẫn tư thế ngủ khi bó bột tay
- 13/06/2025 | Gãy ngón chân út có cần bó bột không và hướng điều trị hiệu quả
- 26/06/2025 | Làm sao để hết ngứa khi bó bột: 4 mẹo giảm ngứa hiệu quả, an toàn
- 28/06/2025 | Gãy xương không bó bột có sao không? Trường hợp chỉ định bó bột
1. Biến chứng có thể xuất hiện sau khi bó bột
Trong quá trình bó bột, bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng như chèn ép bột, viêm loét da, lỏng bột,... cụ thể:
1.1. Chèn ép bột
Trong 1 đến 3 ngày, phần chi bó bột thường bị sưng khiến khung bột bị siết chặt. Trường hợp không nới lỏng kịp thời, bệnh nhân có thể bị thiếu máu, hoại tử chi, thậm chí là mất khả năng vận động. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám nếu nhận thấy những triệu chứng như:
- Đau tức tại phần chi bó bột, cảm thấy khung bột ngày càng chặt.
- Có cảm giác nóng rát như bị kim châm tại đầu chi.
- Đầu chi có dấu hiệu bị tím lại, phù nề, sờ vào thấy lạnh.
- Mất dần khả năng vận động, không còn cảm giác tại đầu chi.
Chèn ép bột gây hiện tượng sưng đau khó chịu cho bệnh nhân
1.2. Viêm loét da
Vị trí da bị bột tỳ đè như da tại phần đầu xương quay, mắt cá chân, mỏm khuỷu có xu hướng bị viêm loét. Không những vậy, người bệnh còn cảm thấy đau tại khu vực bị tỳ đè kèm theo đó là triệu chứng sốt cao, dịch thấm qua lớp bột, bốc mùi hôi.
1.3. Lỏng bột
Tình trạng lỏng bột dễ khiến phần xương gãy bị di lệch trong quá trình bệnh nhân cử động. Đây là nguyên nhân khiến xương khó liền, hoặc xương liền nhưng lại bị biến dạng.
1.4. Cứng khớp
Triệu chứng Cứng khớp xuất hiện ở bệnh nhân bó bột dài ngày. Đến khi tháo bột, bệnh nhân khó cử động. Chính bởi vậy sau khi tháo bột, bạn nên tập phục hồi chức năng ngay khi có thể, để giúp các khớp linh hoạt hơn.
Cứng khớp là biến chứng thường gặp trong và sau khi bó bột
2. Sau khi bó bột tay bị sưng có sao không?
Thực tế, sau khi bó bột tay bị sưng là tình trạng thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trong 3 ngày hoặc thậm chí là hàng tháng kể từ khi bó bột. Tuy nhiên nếu triệu chứng sưng nề ngày càng nghiêm trọng kèm theo triệu chứng đau nhức, tê đầu chi, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp xử lý.
Để xử lý tình trạng sưng tay sau khi bó bột, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc nới lỏng bột nếu cần thiết.
3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng sau bó bột
Để phòng ngừa biến chứng sau khi bó bột tay hay các chi khác, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Kê cao chi: Trong 1 đến 3 ngày đầu kể từ khi bó bột, triệu chứng tăng tức, phù nề có xu hướng xuất hiện. Để giảm bớt triệu chứng khó chịu, bạn nên kê cao tay, kết hợp dùng thuốc giảm sưng (nếu được bác sĩ chỉ định).
- Gồng cơ: Vùng chi bó bột bị cố định thường teo lại, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi xương. Vì vậy, trong thời gian bó bột, bạn nên gồng cơ đúng cách để kích thích khả năng lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng cứng khớp.
- Không tự ý cắt ngắn bột: Nếu chưa có hướng dẫn của bác sĩ, bạn tuyệt đối không cắt ngắn bột. Bởi độ dài của khung đã được tính toán kỹ lưỡng nhằm cố định khớp, tạo thuận lợi cho quá trình liền xương. Khi cắt ngắn không đúng cách, xương có nguy cơ bị lệch.
- Giữ vệ sinh bên tay bó bột: Bột bị bám bẩn, thấm nước dễ khiến vùng da phía trong bị ngứa ngáy, kích ứng. Khi đó, bệnh nhân thường tìm cách chọc gãi dễ gây tình trạng nhiễm trùng. Do vậy, bạn nên chú ý giữ vệ sinh bên tay bó bột, tránh để lớp bột bị ám bẩn hay thấm nước. Nếu nhận thấy dấu hiệu lở loét, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Bệnh nhân trong thời gian bó bột cần ăn uống đủ chất, ưu tiên bổ sung canxi thúc đẩy tái tạo xương, giúp xương nhanh liền hơn.
Bạn cần giữ nguyên bột, không cắt ngắn bột khi chưa có chỉ định của bác sĩ
4. Giải đáp thắc mắc thường gặp
Dưới đây là phần tổng hợp giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi bó bột tay.
4.1. Bị gãy xương cẳng tay và xương quay vùng dưới cần phải bó bột trong bao lâu?
Gãy xương cẳng tay và xương quay vùng dưới cần bó bột không còn tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Bên cạnh bó bột, kỹ thuật nắn xương, phẫu thuật hoặc nẹp bột cũng là những phương pháp có thể được chỉnh định trong trường hợp này. Nếu bó bột, bệnh nhân thường được tháo bột sau 8 tuần. Sau khi tháo bột, bệnh nhân cần bắt đầu tập vật lý trị liệu.
4.2. Bị trật khớp cổ tay có phải bó bột không?
Người bị trật khớp cổ tay phải bó bột hay không phụ thuộc lớn vào tình trạng tổn thương. Để xác định chính xác mức độ tổn thương, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám, chụp chiếu theo chỉ định của bác sĩ.
4.3. Gãy xương cánh tay có cần bó bột không?
Gãy xương cánh tay là một dạng chấn thương tương đối hiếm gặp. Nguyên nhân ở đây có thể là do tai nạn giao thông, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, luyện tập thể thao. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của khối u xương hoặc nang xương có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cánh tay. Các trường hợp được chỉ định bó bột bao gồm gãy xương ở trẻ nhỏ, gãy xương kín ít di lệch.
4.4. Vì sao cần tập tay sau khi tháo bột?
Sau khi tháo bột, bệnh nhân cần tập tay hay tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Tác dụng chính của việc luyện tập này là giúp giảm đau, phòng ngừa cứng khớp, hạn chế các biến chứng có thể xuất hiện sau bó bột.
4.5. Cần kiêng gì trong thời gian bó bột?
Trong thời gian bó bột, bạn nên tránh tiêu thụ một số nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm số lượng muối cao: Chẳng hạn như đồ ăn chế biến sẵn, những loại sốt mặn.
- Đồ ngọt: Các loại bánh, kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường dễ gây tăng cân, khiến xương liền chậm.
- Đồ uống gây kích thích: Ví dụ như rượu, bia.
- Đồ uống chứa caffeine: Trà và cà phê đều chứa cafein, không thích hợp sử dụng thường xuyên trong quá trình bó bột.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Gồm những món chiên rán giàu chất béo, cung cấp lượng calo cao vì đồ nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, làm chậm quá trình hồi phục.
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối không thích hợp cho bệnh nhân đang bó bột
Như vậy có thể thấy rằng sau khi bó bột tay bị sưng là triệu chứng khá thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng sưng kèm theo dấu hiệu đau nhức, nóng rát, bạn hãy đi khám hoặc trao đổi ngay với bác sĩ để được hướng dẫn can thiệp kịp thời. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn để thăm khám là chuyên khoa Cơ xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!