Các tin tức tại MEDlatec
Sốt đau đầu nguyên nhân do đâu, xử trí như thế nào?
- 01/08/2023 | Đau đầu nên ăn gì để sớm cải thiện tình trạng này?
- 31/07/2023 | Đau đầu căng cơ là như thế nào, điều trị ra sao?
- 10/09/2024 | Đau đầu vùng trán: căn nguyên và hướng xử trí an toàn
1. Nguyên nhân gây sốt đau đầu là gì?
Sốt là trạng thái thân nhiệt tăng trên 37 độ C, nếu vượt ngưỡng 38 độ C thì cần thận trọng. Đau đầu là đau nhức với những mức độ khác nhau tùy từng người và có thể đau lan tỏa khắp đầu nhưng cũng có thể chỉ đau ở một vị trí nhất định. Đây đều là hai triệu chứng rất dễ mắc phải ở nhiều người. Nguyên nhân sốt đau đầu thường gặp nhất là:
1.1. Nhiễm trùng
Khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thường bị sốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự xâm nhập của vi sinh vật như vi nấm, virus, ký sinh trùng,... vào cơ thể. Triệu chứng điển hình khi bị sốt do nhiễm trùng là: ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, bị đau nhức người, hắt hơi, ho, rối loạn tiêu hóa,...
Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp là một trong các nguyên nhân gây sốt
1.2. Bệnh lý ác tính
Sốt đau đầu kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư vì đó là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng và khối u. Trong trường hợp này người bệnh thường sốt kéo dài vài ngày, đã dùng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.
Các trường hợp ung thư hạch, ung thư phổi,... rất dễ gây sốt cao kéo dài kèm ho, có cơn khó thở đột ngột, sưng chân,... Ngoài ra, quá trình điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị, thuốc,... cũng có thể gây nên triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,...
1.3. Bệnh lý miễn dịch
Người bị viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,... cũng bị sốt kéo dài. Lúc này, do sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài vào trong cơ thể nên hệ miễn dịch phản ứng lại như một hình thức phòng thủ. Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân có hại càng có cơ hội tấn công mạnh hơn, sốt cao chính là phản ứng báo hiệu cơ thể đang mắc bệnh lý miễn dịch.
1.4. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết tác nhân là do virus Dengue. Ngoài triệu chứng sốt thì người bệnh cũng sẽ đau nhức cơ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn nhiều,...Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện để điều trị đúng cách có thể làm hạ tiểu cầu, khiến máu bị cô đặc đe dọa đến sự sống của người bệnh.
1.5. Viêm màng não
Bệnh lý này có triệu chứng đầu tiên chính là sốt đau đầu. Bệnh xảy ra khi lớp lót xung quanh tủy sống và não bị nhiễm trùng, thường là do virus. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm màng não là tử vong.
Do đó, nếu có biểu hiện: sốt, buồn nôn, buồn ngủ, cứng cổ, li bì, co giật, sợ ánh sáng,... thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị ngay.
Bệnh viêm màng não có thể gây ra triệu chứng sốt đau đầu
1.6. Tiêm phòng vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cơ thể có thể gặp một số tác dụng phụ do hệ miễn dịch đang phản ứng lại với vắc xin. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là sốt đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, phát ban, mệt mỏi, vị trí tiêm bị sưng nhẹ,... Tuy nhiên, các biểu hiện này chỉ tồn tại trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau tiêm rồi sẽ tự biến mất.
1.7. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì sốt đau đầu cũng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh:
- Viêm họng: người bị viêm họng không chỉ sốt, đau đầu, ho, mệt mỏi, đau họng. Nếu viêm họng cấp tính có thể sốt cao trên 39 độ C kèm ho có đờm, đau rát cổ họng, khàn tiếng,...
Viêm họng là căn bệnh phổ biến, thường gây đau đầu và đau rát họng
- Áp xe não: tuy ít gặp nhưng bệnh lý này lại có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Bị đau đầu là kết quả của khối áp xe não phát triển và chèn ép lên sọ não, khiến áp lực nội sọ tăng lên. Triệu chứng điển hình của áp xe não là nôn mửa ớn lạnh, co giật, cứng cổ, sốt, đau đầu, viêm màng não,...
- Viêm amidan: thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Bệnh gây nên triệu chứng khô cổ họng, có mủ vàng trong hốc miệng, hơi thở có mùi, mệt mỏi, sốt đau đầu, khó tiêu, chán ăn,...
2. Nên làm gì khi bị sốt đau đầu?
2.1. Khắc phục tại nhà
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt đau đầu nên muốn chấm dứt tình trạng này thì cần kiểm tra, tìm ra căn nguyên chính. Để giảm sốt, đau đầu tại nhà tạm thời có thể áp dụng một số cách như:
- Dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol thông thường theo liều 10-15mg/kg cân nặng. Các liều uống cách nhau tối thiểu 4 - 6 giờ.
- Dùng khăn ấm để lau vùng bẹn, nách.
- Dùng dầu gió xoa bóp vùng thái dương.
2.2. Can thiệp y tế
Tuy nhiên, về lâu dài, nếu sốt đau đầu kéo dài, nhất là khi đi kèm với hiện tượng cứng cổ, buồn nôn, co giật, đau buốt khi tiểu tiện, đau bụng, khó thở,... thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thực hiện những kiểm tra cần thiết giúp tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này và được điều trị tích cực.
Bị sốt đau đầu trên 3 ngày không thuyên giảm cần khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả
Đặc biệt, các trường hợp sau ở trẻ nhỏ, nếu bị sốt đau đầu thì cần được đưa đến bệnh viện ngay:
- Dưới 12 tuần tuổi.
- Quấy khóc liên tục > 3 giờ.
- Cổ không cử động được như bình thường.
- Có nhiều mụn nước trên da.
- Vết tiêm sưng trên 7cm.
Trong trường hợp bị sốt đau đầu, quý khách hàng có thể đặt lịch thăm khám tại Chuyên khoa Thần kinh - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây dưới sự hỗ trợ của thiết bị y khoa hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, quý khách sẽ được tiến hành những kiểm tra cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân và định hướng điều trị tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!