Các tin tức tại MEDlatec
sốt xuất huyết dengue là gì? Phòng ngừa bằng cách nào?
- 27/07/2021 | Cách xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue kịp thời, hiệu quả
- 02/06/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế khuyến cáo không nên bỏ qua
- 23/06/2022 | Sốt xuất huyết Dengue nguy hiểm như thế nào?
- 01/08/2023 | Bệnh sốt xuất huyết Dengue - những thông tin cần biết
- 18/08/2024 | Nguy cơ từ Bệnh sốt xuất huyết Dengue - Nhận biết sớm để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
1. Đôi nét về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thường có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue. Ở nước ta, căn bệnh này thường xảy ra dịch bệnh vào mùa mưa ẩm. Đây là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử trí đúng cách, người bệnh có thể tử vong.
Sốt xuất huyết rất dễ lây lan qua vết muỗi đốt
Khi nhiễm virus sốt xuất huyết, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, sốt cao, thuốc hạ sốt không mang lại hiệu quả, đau hốc mắt, đau nhức khớp, cơ thể khó chịu và mệt mỏi, da bị mẩn đỏ hoặc nổi ban, chảy máu chân răng, chảy máu cam, phân có máu,....
Giai đoạn cắt sốt là giai đoạn nguy hiểm vì bệnh có thể nhanh chóng chuyển biến nặng. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Nếu bệnh đột ngột chuyển biến nặng mà không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới sốc, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, suy gan, suy tim, suy thận cấp, tử vong.
2. Phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue bằng cách nào?
Sốt xuất huyết Dengue lây qua đường muỗi đốt, do đó, phòng tránh muỗi đốt là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất.
2.1. Muỗi vằn lây truyền virus gây bệnh như thế nào?
Trước khi tìm hiểu các phương pháp phòng tránh muỗi đốt để ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế lây nhiễm bệnh.
- Muỗi Aedes aegypti là vật chủ trung gian có thể khiến sốt xuất huyết lây truyền một cách nhanh chóng.
+ Khi muỗi hút máu của người nhiễm virus thì trong cơ thể muỗi đã có chứa mầm bệnh. Virus sẽ nhân bản nhanh chóng trong cơ thể muỗi, đặc biệt tập trung rất nhiều ở tuyến nước bọt. Sau đó, khi muỗi hút máu của một người khác, virus Dengue sẽ được truyền vào cơ thể người đó.
+ Sau khi nhiễm virus này, người bệnh thường trải qua thời gian ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng và tiếp tục có thể lây nhiễm cho người khác qua đường muỗi đốt mà không hề hay biết. Đặc biệt ở những nơi có muỗi vằn sinh sôi thì bệnh có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.
- Về chu kỳ sống của muỗi vằn: Đây là yếu tố rất quan trọng và có liên quan chặt chẽ đến việc lây lan bệnh:
+ Loại muỗi này thường đẻ trứng trên bề mặt nước. Sau đó, trứng sẽ nở thành bọ gậy và cuối cùng phát triển thành muỗi vằn, trong đó muỗi cái cần máu để phát triển trứng.
+ Chu kỳ sống của muỗi khoảng vài tuần đến 1 tháng. Nếu điều kiện độ ẩm cao và tài nguyên thức ăn càng nhiều thì muỗi càng sinh sôi nhanh chóng.
2.2. Những cách phòng ngừa bệnh
Để hạn chế nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue, cần lưu ý những điều sau:
Chum vại chứa nước thường là nơi trú ẩn của muỗi
- Loại bỏ nơi sinh sống và đẻ trứng của muỗi, tích cực diệt bọ gậy:
● Muỗi thường đẻ trứng ở những nơi đọng nước như bể nước, chum vại, chai lọ, mảnh vỡ có nước đọng,... Muỗi vằn thường thích sống ở những nơi có ít ánh sáng và độ ẩm thấp. Để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi và tiêu diệt bọ gậy hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
● Để hạn chế muỗi vào đẻ trứng hãy lưu ý đậy nắp bình chứa nước trong nhà..
● Muỗi cái có thể đẻ khoảng vài trăm trứng, do đó bạn có thể thả cá nhỏ vào những dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy hiệu quả hơn.
● Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước.
● Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, loại bỏ các vật dụng không dùng đến, loại bỏ rác thải, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp để hạn chế tối đa những nơi trú ẩn của muỗi. Nếu không dùng đến thì cần cọ rửa sạch sẽ và úp khô chum vại, bình chứa nước, hạn chế tình trạng nước đọng và từ đó ngăn ngừa muỗi sinh sản.
● Thường xuyên thay nước cho bình đựng hoa.
● Tháo cạn nước hoặc lấp đầy ổ nước.
● Phát quang bụi cây.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để hạn chế muỗi sinh sản
- Phòng chống muỗi đốt bằng những biện pháp sau:
● Khi đi ngủ nên nhớ treo màn, dù là ban ngày hay ban đêm.
● Mặc những bộ đồ dài tay để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt. Đây là lưu ý rất cần thiết đối với những người sống trong khu vực nhiều muỗi hoặc khi đang xảy ra dịch bệnh.
● Dùng bình xịt muỗi, vợt điện muỗi hoặc hương muỗi,...
● Với trẻ em, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, quan sát và nhắc nhở bé về việc phòng tránh muỗi đốt. Không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi có nhiều cây cối. Cho trẻ mặc quần áo dài tay và mắc màn khi ngủ.
- Tuân thủ và tích cực phối hợp với ngành Y tế và cơ quan địa phương khi thực hiện phun thuốc chống muỗi:
+ Thời gian phun thuốc thích hợp là vào đầu và cuối mùa mưa. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần phun hóa chất đúng cách.
Phun thuốc để diệt muỗi và hạn chế tối đa nguy cơ bị muỗi đốt trong cộng đồng
+ Cần phối hợp với chính quyền và cơ quan y tế để công tác phun thuốc có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người dân cũng cần chủ động vệ sinh không gian nhà ở, môi trường xung quanh, diệt bọ gậy để tiêu diệt muỗi triệt để ở khu dân cư. Trường hợp trong khu vực dân cư vẫn có hộ không phun thuốc muỗi thì sẽ không thể đạt được hiệu quả tiêu diệt triệt để muỗi như mong đợi.
+Lưu ý trước khi phun cần dọn dẹp nhà cửa, che đậy các vật dụng hay những thực phẩm cẩn thận. Sau khi phun thuốc khoảng 30 đến 1 tiếng mới nên quay về nhà.
Trên đây là một số thông tin về sốt xuất huyết Dengue và phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có thắc mắc hoặc có biểu hiện nghi ngờ bệnh cần được thăm khám, xét nghiệm, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!