Các tin tức tại MEDlatec
Sử dụng các loại thuốc giảm đau như thế nào cho hiệu quả?
- 05/06/2023 | Thuốc giảm đau đầu: cách dùng và lưu ý khi sử dụng
- 14/06/2023 | Mẹo hay giúp giảm đau rát hậu môn sau khi đi vệ sinh
- 16/06/2024 | Các cách giảm đau nhức cánh tay tại nhà hiệu quả
- 07/07/2024 | Cây một dược - vị thuốc giảm đau, chống viêm tự nhiên ít người biết
- 29/07/2024 | Đau đầu dán gì? Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giảm đau đầu
1. Thuốc giảm đau là gì?
Thuốc giảm đau được sử dụng nhằm xoa dịu, giảm tác động của cơn đau cho người bệnh. Một số trường hợp thường gặp được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau sau khi thăm khám là: người bị cúm, cảm lạnh và có dấu hiệu đau nhức đầu, bệnh nhân đau cơ, đau xương khớp, bệnh nhân đang trải qua phẫu thuật, nhổ răng, phụ nữ khi sinh nở hoặc những người gặp chấn thương vật lý.
Thuốc giảm đau là loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng đau nhức
Hiện nay, các loại thuốc giảm đau khá đa dạng và được dùng trong từng trường hợp khác nhau. Tùy vào mức độ cơn đau của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng loại thuốc phù hợp, giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.
2. Liệt kê các loại thuốc giảm đau thường dùng
Các loại thuốc giảm đau được chia thành hai nhóm chính, đó là nhóm thuốc có kê đơn và nhóm thuốc không kê đơn.
Lưu ý: các thông tin sau chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn nên thăm khám và hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
2.1. Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu gặp phải cơn đau ở mức độ nhẹ, các bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Những trường hợp thường dùng thuốc giảm đau không kê đơn là: đau nhức đầu, đau răng, viêm khớp hoặc phụ nữ bị đau bụng kinh,…
Loại thuốc này có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc mà không cần đến đơn của bác sĩ. Ưu điểm của dòng thuốc giảm đau không kê đơn là ít gây buồn ngủ, thành phần không chứa chất gây nghiện.
Trong đó, thuốc giảm đau không kê đơn cũng được chia thành hai nhóm chính là: thuốc giảm đau kháng viêm không steroid và thuốc paracetamol. Vậy hai phân nhóm này có điểm gì khác nhau và dùng trong trường hợp cụ thể nào?
Khi bị cảm cúm, đau đầu, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid chủ yếu dùng để hạ sốt, giảm đau mức độ nhẹ. Bệnh nhân dị ứng; người bị cảm lạnh hoặc viêm xoang thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng nhóm thuốc này. Trong khi đó phân nhóm thuốc chứa paracetamol khá đa dạng, được sử dụng để điều trị cảm; điều trị ho.
2.2. Nhóm thuốc giảm đau có kê đơn
Muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau có kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định. Thành phần của thuốc sẽ tác động trực tiếp tới tủy sống, não và ống tiêu hóa,... từ đó giảm đau hiệu quả. Tùy vào mức độ cơn đau của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, cụ thể như sau:
- Thuốc Oxycodone dùng cho bệnh nhân đang trải qua cơn đau mức độ vừa và nặng.
- Thuốc Morphine thường dùng trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật.
- Thuốc Hydrocodone được kết hợp cùng Paracetamol để kiểm soát cơn đau đầu mức độ vừa tới nặng.
- Thuốc Codeine được kết hợp cùng Paracetamol để kiểm soát cơn đau đầu mức độ nhẹ tới vừa.
Thuốc giảm đau theo đơn được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể
3. Cảnh báo một số tác dụng phụ do thuốc giảm đau gây ra
Trên thực tế, khi lạm dụng thuốc giảm đau, dùng sai cách thì hiệu quả điều trị sẽ không như mong muốn, thậm chí bệnh nhân phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ví dụ như: rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận…
Nếu dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid bừa bãi, bạn có thể bị tổn thương niêm mạc trong của dạ dày. Về lâu về dài, tình trạng này chuyển biến thành viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ rối loạn tiêu hóa, sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Dùng thuốc giảm đau quá liều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương gan, thận. Khá nhiều trường hợp đã được chẩn đoán suy gan hoặc suy thận do thói quen dùng paracetamol bừa bãi, thậm chí, tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Thói quen lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây tổn thương dạ dày
Ngoài ra, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid cũng không được khuyến khích dùng cho người bệnh hen suyễn, bà bầu hoặc người dễ chảy máu. Dù là thuốc giảm đau không kê đơn, chúng ta vẫn nên thận trọng, tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng để giảm thiểu tác dụng phụ ngoài ý muốn xảy ra.
4. Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả
Lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp với từng nhóm đối tượng là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai. Đối với trẻ, một số loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé, do đó cha mẹ không nên cho con sử dụng thuốc giảm đau giống của người lớn. Cụ thể, trẻ dưới 16 tuổi không nên dùng thuốc Aspirin để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng Reye. Hội chứng này thường gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và não bộ.
Người cao tuổi là nhóm đối tượng khá nhạy cảm dễ gặp tác dụng phụ hơn người trẻ tuổi. Do đó, cần thăm khám để được bác sĩ kê loại thuốc giảm đau phù hợp. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau. Bởi vì thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Các bạn nên nắm được cách dùng thuốc giảm đau an toàn, hiệu quả
Khi dùng thuốc giảm đau, các bạn nên chủ động hỏi bác sĩ về thời gian sử dụng. Chúng ta chỉ nên dùng các loại thuốc giảm đau trong khoảng thời gian ngắn, liều lượng thấp nhất để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Đối với cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ, người bệnh thường dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ phải sử dụng thuốc giảm đau lâu dài, đó là những bạn mắc bệnh mạn tính, ví dụ như viêm xương khớp mạn tính.
Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được các loại thuốc giảm đau cơ bản. Nếu sử dụng đúng cách, đủ liều lượng, cơn đau thể xác sẽ thuyên giảm đáng kể, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân. Tốt nhất, bạn hãy đi thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kê đơn thuốc và tư vấn thêm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!