Các tin tức tại MEDlatec
Sữa chua hết hạn có ăn được không và cảnh báo từ chuyên gia dinh dưỡng
- 14/02/2023 | Ăn sữa chua có tác dụng gì? Dùng sữa chua sao cho đúng cách?
- 20/02/2023 | Ăn sữa chua có béo không, ăn sao cho đúng cách?
- 24/04/2022 | Lời giải cho băn khoăn: người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không?
- 19/08/2022 | Nên ăn sữa chua khi nào mới là tốt nhất cho sức khỏe?
- 13/01/2025 | Ăn sữa chua ban đêm có tốt không? Tìm hiểu thời điểm ăn tốt cho sức khỏe
- 18/02/2025 | Sữa chua kỵ gì? Mách bạn những loại thực phẩm không nên ăn cùng với sữa chua
- 22/04/2025 | Sữa chua bị tách nước có ăn được không? Giải đáp từ góc nhìn khoa học
1. Hạn sử dụng của sữa chua là gì?
Hạn sử dụng (use-by date) là mốc thời gian do nhà sản xuất đưa ra, thể hiện thời gian mà sản phẩm còn đảm bảo chất lượng, độ an toàn và hương vị như mong muốn nếu được bảo quản đúng cách. Hạn sử dụng của sữa chua là thời gian mà các nhà sản xuất in trên bao bì.
Theo quy định của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, hạn sử dụng trên bao bì là căn cứ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau thời điểm này, sản phẩm có thể bị biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe do sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc không mong muốn.
2. Sữa chua hết hạn có ăn được không?
Sữa chua hết hạn có ăn được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc hiện nay. Thông thường, sữa chua có thể được tiêu thụ an toàn trong một khoảng thời gian ngắn sau ngày hết hạn, nếu sản phẩm được bảo quản đúng cách và không có dấu hiệu hư hỏng. Điều này là do sữa chua đã trải qua quá trình lên men lactic, tạo ra môi trường axit giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bạn không nên phân vân sữa chua hết hạn có ăn được không cũng như ăn sữa chua hết hạn, dù chỉ 1-2 ngày, vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Bao gồm:
- Sự phát triển của vi khuẩn có hại: Dù sữa chua chứa các lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium,… nhưng môi trường lên men cũng có thể trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển khi điều kiện bảo quản không đảm bảo (không đúng nhiệt độ, độ ẩm,…). Đặc biệt, sữa chua hết hạn có nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm như nhiễm khuẩn Salmonella, Listeria, hoặc E. coli,…
- Thay đổi pH của sữa chua: Sữa chua sau khi hết hạn dùng có thể bị thay đổi độ axit. Nếu sử dụng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, gây ra các biểu hiện khó chịu cho người dùng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
- Hư hỏng vật lý: Sữa chua hỏng thường có dấu hiệu tách nước nhiều, nổi váng, có mùi hôi, chua gắt, hoặc thậm chí nổi mốc.
3. Làm sao để nhận biết sữa chua đã hỏng dù chưa hết hạn?
Dù còn hạn sử dụng, sữa chua vẫn có thể bị hỏng nếu bảo quản sai cách. Dưới đây là những dấu hiệu sữa chua không nên sử dụng tiếp:
- Mùi khó chịu: Sữa chua hư thường có mùi thối, chua gắt, hôi nồng nặc khác biệt so với mùi lên men bình thường.
- Tách nước quá mức: Dấu hiệu phân lớp rõ rệt, nước màu vàng đục nhiều phía trên, phần bên dưới vón cục hoặc lỏng.
- Thay đổi màu sắc: Sữa chua hư hỏng có thể thấy màu nâu, xám hoặc các đốm mốc xanh, trắng.
- Thay đổi vị: Khi bạn nếm thử, nếu sữa chua có vị cay, gắt hoặc chua bất thường thì không nên tiếp tục sử dụng.
4. Tác hại nếu ăn sữa chua đã hết hạn
Việc sử dụng sữa chua hết hạn có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ hỏng của sản phẩm và cơ địa của người dùng.
- Rối loạn tiêu hóa: Sữa chua hết hạn dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn có hại, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy,…
- Nhiễm độc thực phẩm cấp: Trong trường hợp sữa chua quá hạn lâu ngày, có mùi hôi, nấm mốc phát triển hoặc lên men, nguy cơ gây ngộ độc cấp tính là rất cao, triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa liên tục, thậm chí co giật, mất nước,…
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Khi cơ thể phải “chiến đấu” với độc tố từ thực phẩm hỏng, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu tạm thời. Ở người có bệnh lý nền (như tiểu đường, suy gan, bệnh dạ dày...), việc này có thể gây ra nhiễm khuẩn lan rộng, hoặc kích hoạt các phản ứng viêm toàn thân.
- Đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai: Vi khuẩn Listeria trong các sản phẩm sữa lên men hỏng có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai, gây hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn so sinh,… Do đó, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ bất kỳ sản phẩm từ sữa nào đã quá hạn hoặc không được tiệt trùng đúng chuẩn.
5. Cách bảo quản sữa chua đúng cách
Để bảo quản sữa chua đảm bảo đúng cách, an toàn và giữ được chất lượng sản phẩm, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bảo quản ở nhiệt độ lạnh: Sữa chua nên được bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát với mức nhiệt lý tưởng từ 2-8°C. Không nên để sữa chua ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Nếu cất sữa ở nơi có nhiệt độ trên 32°C, chỉ nên giữ ở ngoài tối đa 1 giờ.
- Sử dụng ngay sau khi mở nắp: Sau khi mở nắp, sữa chua nên được dùng hết trong vòng 24 giờ, dù vẫn bảo quản lạnh.
- Tránh để sữa chua gần ngăn đông: Ngăn đông có thể làm đông sữa chua, khiến kết cấu bị phá vỡ và ảnh hưởng đến hương vị.
- Tránh để gần thực phẩm có mùi mạnh: Một số thực phẩm như cá, hành, tỏi nếu để gần sữa chua có thể làm biến đổi mùi của sản phẩm, nhất là khi sữa chua đóng gói không kín.
- Không để tiếp xúc ánh sáng trực tiếp: Ánh sáng và nhiệt độ cao có thể làm phá vỡ các liên kết protein và vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Khi vận chuyển hoặc để ngoài tủ lạnh, nên để sữa chua trong túi giữ nhiệt hoặc hộp có nắp đậy.
- Không cấp đông hoặc hâm nóng sữa chua: Việc rã đông rồi cấp đông lại làm hỏng cấu trúc sản phẩm và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Hâm nóng sữa chua sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn, làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm.
- Không bảo quản sữa chua tự làm quá lâu: Sữa chua tự làm tại nhà thường không có chất bảo quản và bao bì vô trùng như sản phẩm công nghiệp. Do đó, nên dùng hết trong vòng 5-7 ngày sau khi ủ và cần bảo quản trong ngăn mát liên tục.
- Ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu hư hỏng: Nếu sữa chua có dấu hiệu tách nước bất thường, lên men quá chua, hoặc đổi màu thì nên bỏ ngay.
Dù sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều công dụng, việc tiêu thụ khi đã hết hạn là không nên và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Liệu sữa chua hết hạn có ăn được không?”. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám, bạn vui lòng liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!