Các tin tức tại MEDlatec
Tác hại của việc nghe nhạc sóng não và cách nghe nhạc sao cho đúng
- 06/08/2016 | Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của âm nhạc
- 03/11/2022 | Nên cho thai nhi nghe nhạc gì và nghe thế nào là đúng cách?
- 18/08/2022 | Những lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ nghe nhạc từ nhỏ
- 17/11/2022 | Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?
1. Nhạc sóng não là gì?
Ngay từ thời Hy Lạp, nhạc sóng não được phát minh và ứng dụng. Tuy nhiên phải đến thập niên 70, thể loại nhạc này mới dần phổ biến. Đặc biệt là khi hệ thống thiết bị thu âm hiện đại ra đời, nhạc sóng não lại càng có điều kiện phát triển.
Nhạc sóng não giúp kích thích hoạt động của não bộ
Nhạc sóng não là một thể loại âm nhạc khá đặc biệt, giúp kích thích não bộ. Theo đó, loại âm nhạc này hình thành theo cơ chế tận dụng tần số âm thanh, thúc đẩy sóng não. Như vậy khi nghe nhạc, chúng ta có thể thư giãn, tăng cường sự tập trung.
2. Phân loại nhạc sóng não
Hiện nay, nhạc sóng não bao gồm 5 thể loại chính dựa theo khả năng kích thích sóng não. Cụ thể như:
- Nhạc sóng não Gamma: Tần số dao động quanh mức 25Hz đến 100Hz. Khi nghe thể loại nhạc này, não bộ sẽ được kích thích toàn diện, giúp người nghe khám phá tiềm năng to lớn của não bộ. Tuy nhiên, nhạc sóng Gamma có thể gây căng thẳng nếu bạn nghe quá nhiều.
- Nhạc sóng não Beta: Tần số dao động quanh mức 12Hz đến 30Hz giúp tăng cường sự tỉnh táo, thúc đẩy sự tập trung, khả năng tư duy. Mặc dù vậy, nhạc sóng Beta nếu nghe quá lâu dễ gây tình trạng kích thích hormone Adrenaline, cơ khiến cơ thể buồn nôn, lo âu.
- Nhạc sóng não Alpha: Tần số dao động quanh mức 8Hz đến 12Hz. Loại nhạc này não bộ thư giãn, đồng thời thúc đẩy tư duy sáng tạo. Ngoài ra, loại sóng này còn giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị bệnh lý về thần kinh. Tuy nhiên nếu lạm dụng việc nghe nhạc sóng Alpha quá nhiều có thể sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái lờ đờ, trí não phản ứng chậm.
- Nhạc sóng não Theta: Tần số dao động từ 4Hz đến 7 Hz giúp não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức, giúp giải tỏa những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực nhờ vậy giúp cân bằng trạng thái tinh thần của bạn, giúp cơ thể dễ ngủ hơn. Với nhạc sóng Theta, bạn không nên nghe liên tục để tránh rơi vào tình trạng trầm cảm.
- Nhạc sóng não Delta: Tần số dao động từ 0.1Hz đến 4Hz. Sóng Delta có khả năng kích thích khả năng tổng hợp hormone điều hòa hoạt động của nhiều hệ cơ quan khác nhau như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở,... giúp tái tạo năng lượng, kích thích quá trình chữa lành của cơ thể.
Nhạc sóng não gồm nhiều thể loại, phân loại theo từng dạng tần số
3. Tác hại của việc nghe nhạc sóng não quá nhiều
Nhạc sóng não mặc dù được cho là có nhiều tác dụng tốt nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Sau đây là phần phân tích một vài tác hại của việc nghe nhạc sóng não.
3.1. Thính lực suy giảm
Nghe nhạc sóng não quá thường xuyên bằng tai nghe, nghe ở âm lượng cao dễ ảnh hưởng đến tế bào lông trong tai. Chức năng chính của những tế bào này là tiếp nhận cũng như truyền dẫn âm thanh.
Lạm dụng nghe nhạc sóng não có thể khiến thính lực suy giảm
Trường hợp nghe nhạc sóng não âm lượng cao thường ngày, thính lực của chúng ta có thể bị suy giảm. Nghiêm trọng hơn, người nghe thể loại nhạc này còn bị điếc. Do vậy, bạn không nên quá thường xuyên nghe nhạc ở âm lượng lớn.
3.2. Đau nhức đầu
Hầu như bất ai cũng từng bị đau nhức đầu. Tuy nhiên, triệu chứng này có xu hướng gia tăng nếu bạn nghe nhạc sóng não liên tục, đeo tai nghe, bật âm lượng cao. Đây là nguyên nhân khiến áp lực tác động vào tai gia tăng triệu chứng chóng mặt, mất khả năng thăng bằng.
Nhạc sóng não dễ gây đau đầu nếu nghe không đúng cách
3.3. Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai là một trong những tác hại của việc nghe nhạc sóng não. Tình trạng này thường xảy ra khi mọi người đeo tai nghe hoạt động mạnh như tập gym. Khi đó, mồ hôi tiếp xúc với tai nghe dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản, dễ gây tình trạng nhiễm trùng tai.
Ngoài ra, đeo tai nghe để nghe nhạc sóng não thường xuyên dễ gây tình trạng ráy tai đùn ra nhiều hơn, khiến lỗ tai bị bít lại dẫn đến ù tai. Đây là nguyên nhân gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thính lực, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
3.4. Gây căng thẳng, lo âu
Mặc dù có tác dụng giảm stress nhưng nếu quá lạm dụng, việc nghe nhạc sóng não lại phản tác dụng gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Nhiều trường hợp, lạm dụng nghe thể loại nhạc này đã khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bất ổn.
4. Lưu ý khi nghe nhạc sóng não tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Để việc nghe nhạc sóng não không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần chú ý nghe nhạc đúng cách theo hướng dẫn sau:
- Không nghe nhạc sóng não quá lâu: Với dạng nhạc sóng não, bạn chỉ nên nghe 3 đến 5 phút/lần. Vì nếu nghe quá lâu, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi kèm theo triệu chứng khó chịu như đau nhức đầu, stress. Nếu cảm thấy không phù hợp với thể loại này, bạn không nhất thiết phải cố nghe.
- Nghe nhạc sóng não qua tai nghe: Với nhạc sóng não, bạn không nên nghe bằng loa ngoài. Tốt nhất, bạn hãy nghe nhạc bằng tai nghe, với âm lượng vừa phải, không bật nhạc quá lớn gây ảnh hưởng không tốt đến thính giác, não bộ.
- Không nghe nhạc trong lúc cơ thể mệt mỏi: Nếu cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi, bạn tốt nhất không nghe nhạc sóng não. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi, để cơ thể thư giãn trước.
- Nếu chưa đủ tuổi thì không nên nghe nhạc sóng não: Nhạc sóng não chỉ thực sự phù hợp với người trên 26 tuổi. Vì trong độ tuổi này, não bộ mới thực sự hoàn thiện, có khả năng tiếp nhận cũng như xử lý tín hiệu tối ưu.
- Không nghe đồng thời hai loại nhạc: Nghe cùng lúc 2 loại nhạc sóng não không hề tốt cho não bộ. Thậm chí nếu nghe không đúng cách, chúng còn gây hại.
- Lựa chọn nhạc sóng não đáng tin cậy: Không phải nhạc sóng não nào cũng tốt cho não bộ. Trong quá trình chọn nhạc, bạn hãy ưu tiên bản nhạc lấy từ nguồn uy tín.
Bạn không nên nghe nhạc sóng não trong lúc cơ thể đang mệt mỏi
Nhìn chung, nghe nhạc sóng não không phải lúc nào cũng tốt. Tác hại của việc nghe nhạc sóng não từng được không ít chuyên gia cảnh báo. Chính vì vậy, bạn không nên quá lạm dụng, phụ thuộc vào thể loại nhạc này. Nếu đang gặp vấn đề về tâm lý, căng thẳng dài ngày, thường xuyên mất tập trung, bạn nên đi khám để được hướng dẫn điều trị, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Một địa chỉ y tế uy tín, bạn có thể đến thăm khám là chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!