Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao tình trạng khó mang thai ngày càng trở nên phổ biến?
- 02/06/2022 | Góc giải đáp: Uống thuốc khi không biết mình mang thai có đáng lo?
- 30/05/2022 | Các dấu hiệu mang thai sau sinh mổ và những điều cần lưu ý
- 05/05/2022 | Những điều chị em cần lưu ý khi mang thai tuần 38
- 03/06/2022 | Biểu hiện của việc mang thai và cách thử thai tại nhà hiệu quả
1. Khó mang thai là tình trạng như thế nào?
Khó mang thai hay còn được biết đến với cái tên “hiếm muộn” đã không còn quá xa lạ với mọi người. Vấn đề này xảy ra khi các cặp vợ chồng đã quan hệ không dùng bất kỳ các biện pháp tránh thai nào nhưng một thời gian dài vẫn chưa có con. Thời gian chờ này có thể là một năm đối với các chị em dưới 35 tuổi, nếu trong vòng 6 tháng với chị em trên 35 tuổi vẫn chưa có con thì chị em nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn.
Có hai kiểu hiếm muộn phổ biến hiện nay, được gọi là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Với các chị em chưa từng mang thai nhưng lại gặp trường hợp này, thì chị em có thể được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát. Còn nếu đã từng mang thai thành công ít nhất một lần, có thể chị em bị vô sinh thứ phát.
Khó mang thai là tình trạng như thế nào?
2. Nguyên nhân khó mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng khó mang thai hiện nay, từ cả nam và nữ nhưng hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện rất âm thầm và ít khi biểu hiện rõ ràng cho đến khi được thăm khám cụ thể. Cụ thể các nguyên nhân có thể là:
2.1. Do quan hệ với tần suất chưa đủ
Theo các bác sĩ, nếu như quan hệ đúng tần suất, thì sau 6 tháng cố gắng mang thai, 80% khả năng là vợ chồng sẽ có “tin vui”, và nếu cố gắng trong 12 tháng, tỷ lệ này sẽ được tăng lên thành 90%.
Cột mốc 35 tuổi là độ tuổi để phân chia thời kỳ về khả năng sinh sản. Nếu từ 35 tuổi trở lên và đã cố gắng quan hệ trong 6 tháng là ít nhất, hoặc từ 35 tuổi trở xuống nhưng một năm cố gắng vẫn chưa có kết quả, thì các chị em nên đi kiểm tra về khả năng sinh sản nhé.
2.2. Không rụng trứng
Trứng là một phần bắt buộc trong quá trình mang thai, nghĩa là nếu như trứng không rụng, thì khả năng mang thai là bằng 0.
Không rụng trứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng khó mang thai. Đây cũng là triệu chứng được kích hoạt bởi các bệnh lý khác nhau trên cơ thể phụ nữ.
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân khiến cho trứng không rụng đúng thời điểm. Các nguyên nhân khác có thể là thừa cân hoặc thiếu cân hay suy buồng trứng nguyên phát, tuyến giáp bị rối loạn chức năng và hiện tượng tăng prolactin trong máu.
Tình trạng này sẽ khiến cho kỳ kinh nguyệt của chị em diễn ra không đều, nhưng vì vậy cũng không có nghĩa rằng đúng chu kỳ là trứng được rụng bình thường. Chu kỳ không đều cũng là một vấn đề bất thường kể cả khi chưa cố gắng mang thai, do đó chị em hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể nhé.
Không rụng trứng là một nguyên nhân gây khó mang thai
2.3. Tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân này chiếm 25% trên tổng số các nguyên nhân gây hiện tượng khó mang thai ở chị em. Ống dẫn trứng là nơi sự thụ thai được diễn ra, là nơi mà trứng sẽ gặp tinh trùng. Là một đường dẫn giữa buồng trứng và tử cung, nếu ống dẫn trứng bị tắc nghẽn thì chị em không thể mang thai do sự cản trở gặp nhau của trứng và tinh trùng.
Dấu hiệu để tự nhận biết bản thân bị tắc ống dẫn trứng là gần như không có nên chỉ có thể tới bệnh viện để làm các kiểm tra như chụp X-quang (HSG) hoặc siêu âm đánh giá ống dẫn trứng.
2.4. Lạc nội mạc tử cung
Khi các mô lót tử cung, hay còn gọi là mô nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung thì phụ nữ sẽ rất khó mang thai. Vẫn có các trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai bình thường, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 50% trên tổng số mà thôi.
Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung là bị đau bụng nặng khi đến kỳ kinh nguyệt và đau vùng chậu trong kỳ kinh. Tuy nhiên không phải ai bị lạc nội mạc tử cung cũng có 2 dấu hiệu này.
2.5. Tuổi tác
Phụ nữ sau tuổi 35 và nam giới sau tuổi 40 là những độ tuổi nếu muốn sinh con sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn là những người ở lứa tuổi trẻ hơn. Không phải chưa mãn kinh và kinh nguyệt đều đặn thì khả năng sinh đẻ vẫn ổn, đó là một quan điểm không chắc chắn. Số lượng và chất lượng của trứng cũng bị ảnh hưởng sau tuổi 35 trở đi.
2.6. Vấn đề ở nam giới
Nhiều người lầm tưởng rằng, khó mang thai là hoàn toàn do nữ giới. Tuy nhiên sự thật chứng minh, khoảng 20 đến 30% các vấn đề khó mang thai và hiếm muộn xảy ra là do từ phía nam giới. Vì các dấu hiệu ở nam giới khó phát hiện hơn nên dẫn đến sự lần tưởng này. Để có thể biết chắc chắn, người nam cần thực hiện các kiểm tra , phân tích tinh dịch để xác định khả năng sinh sản của bản thân.
Nam giới cũng có thể là một nguyên nhân của khó mang thai
2.7. Bệnh lý tiềm ẩn
Các bệnh lý tiềm ẩn ở các nam và nữ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng khó mang thai. Sự mất cân bằng ở tuyến giáp hay bệnh tiểu đường là những nguyên nhân thường gặp nhất. Một số các bệnh lây qua đường tình dục hay lupus cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh vô sinh.
Các loại thuốc kê đơn cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó khi tiêu thụ bất kỳ loại thuốc nào, cần được các bác sĩ thông tin về tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc để có lộ trình sử dụng an toàn.
Bệnh lý tiềm ẩn cũng gây khó mang thai
2.8. Các nguyên nhân khác
Có nhiều cặp vợ chồng không thể nào tìm ra nguyên nhân khiến mình bị khó mang thai. Tuy vậy, không tìm được nguyên nhân không có nghĩa là không có cách để điều trị và mang thai lại. Các cặp vợ chồng sau khi điều trị vô sinh vẫn có thể mang thai như bình thường.
3. Làm gì khi gặp tình trạng khó mang thai?
Các nguyên nhân gây nên các triệu chứng khó mang thai nếu để càng lâu sẽ càng khó điều trị. Do đó việc tạm hoãn gặp bác sĩ để điều trị về lâu dài làm cho việc chữa trị càng thêm khó khăn. Nên nếu có thể nhận được sự trợ giúp thì đừng ngần ngại mà hãy thực hiện càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất.
Không chủ quan. Khi nhận thấy sức khỏe của cả vợ và chồng đều tốt, các anh chị thường bỏ qua việc thăm khám kể cả khi đã cố gắng một thời gian mà vẫn chưa mang thai. Bởi vì các lý do vô sinh như đã trình bày ở trên, không phải lúc nào cũng biểu hiện ra ngoài. Kể cả khi lịch sinh hoạt vợ chồng đúng, kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày thì cũng không thể nào chắc chắn rằng khả năng sinh sản của cả hai bên là tuyệt đối.
Do vậy, khi đã cố gắng trong thời gian 1 năm (giảm xuống còn 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có kết quả thì cả hai cần đến các cơ sở ý tế để kiểm tra và có phương pháp điều trị cụ thể.
Làm gì khi gặp tình trạng khó mang thai?
Bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc về vấn đề khó mang thai cũng như các nguyên nhân và cách khắc phục. Tuy nhiên để có thể hiểu chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân, Quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và được các bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Bệnh viện đã có hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động, là cơ sở y tế uy tín, được đánh giá cao với đội ngũ bác sĩ đầu ngành và trang thiết bị hiện đại. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!