Các tin tức tại MEDlatec
Tầm soát ung thư theo độ tuổi và những lưu ý quan trọng
- 23/02/2023 | Những điều bạn cần biết về tầm soát ung thư phổi
- 15/02/2023 | Xét nghiệm tầm soát ung thư có quan trọng không? Nên thực hiện ở đâu?
- 23/02/2023 | Địa chỉ tầm soát ung thư vú uy tín không nên bỏ qua
- 15/02/2023 | Khám tầm soát ung thư vú bằng những cách nào?
1. Ung thư nguy hiểm như thế nào?
Bệnh ung thư rất nguy hiểm bởi những lý do sau đây:
- Gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh:
Ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh ung thư không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Trong đó bao gồm:
Bệnh ung thư thường gây đau đớn cho người bệnh
+ Đau đớn: Người bệnh ung thư thường gặp phải triệu chứng đau đớn, vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là do khối u ung thư chèn ép vào các cơ quan và dây thần kinh. Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, việc phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc hóa trị, xạ trị để thu nhỏ khối u cũng là cách giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
+ Mệt mỏi: Khi những khối u phát triển nhanh, bệnh nhân sẽ luôn cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
+ Ăn mất ngon: Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh. Đặc biệt là những trường hợp bị ung thư đường tiêu hóa, như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan,... Bên cạnh đó là một số biểu hiện kèm theo như sụt cân nhanh và cơ thể bị suy nhược.
+ Các triệu chứng khác: Tùy vào những bệnh ung thư cụ thể mà các triệu chứng cũng khác nhau chẳng hạn như triệu chứng ho ra máu ở bệnh nhân ung thư phổi, đau khi nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản, vàng da ở người mắc ung thư gan hay một số rối loạn đại tiện ở các bệnh nhân ung thư trực tràng,...
- Có thể xâm lấn nhiều cơ quan khác
Những tế bào và khối u ung thư tăng sinh bất thường, có thể xâm lấn sang những cơ quan lân cận hoặc những cơ quan xa hơn. Đây gọi là tình trạng ung thư di căn và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Ung thư là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong do các biến chứng gây ra. Chẳng hạn như:
+ Ung thư dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa, thủng dạ dày.
+ Ung thư phổi gây biến chứng ho ra máu, tràn dịch màng phổi,...
+ Khi ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ tử vong.
2. Tầm soát ung thư là gì và quan trọng ra sao?
Tầm soát ung thư là cách giúp phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng thông qua nhiều phương pháp khác nhau như chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm,... Từ đó, tăng hiệu quả điều trị bệnh, tăng cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư
Bệnh ung thư rất nguy hiểm, thậm chí là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng là bệnh có thể điều trị. Rất nhiều trường hợp nhờ phát hiện phát hiện bệnh sớm nên đã được chữa khỏi bệnh, thời gian điều trị được rút ngắn và tiết kiệm chi phí điều trị.
Mỗi người có thể phòng ngừa ung thư bằng cách hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể kiểm soát được như thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá, tình trạng thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không khoa học và ít vận động,... kết hợp với chủ động tầm soát bệnh.
3. Những ai cần tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư quan trọng đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao càng cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề này. Cụ thể là:
- Những đối tượng ăn uống không khoa học và sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, ngủ không đủ giấc,...
- Người mắc bệnh lý mạn tính nhưng không chữa bệnh triệt để khiến bệnh tiến triển thành ung thư.
Người béo phì có nguy cơ ung thư
- Tiền sử bệnh gia đình: Trong trường hợp gia đình có anh chị em hay bố mẹ bị bệnh ung thư, bạn cũng nên đi tầm soát bệnh sớm.
- Những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất cũng cần kiểm tra sức khỏe và đặc biệt là tầm soát ung thư.
4. Tầm soát ung thư theo độ tuổi và những lưu ý quan trọng
- Độ tuổi từ 21 đến 29
- Đối với nam giới nên tầm soát một số bệnh như ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp,...
- Đối với nữ giới nên tầm soát một số bệnh lý như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp,...
- Từ 30 đến 39 tuổi
+ Nam giới nên tầm soát ung thư đại tràng, những người có nguy cơ ung thư cao lại càng cần chú trọng đến vấn đề này.
+ Nữ giới nên tầm soát ung thư tử cung và ung thư vú.
Nữ giới nên tầm soát ung thư tử cung từ 30 tuổi trở đi
- Từ 40 đến 49 tuổi:
+ Nam giới: Nên tầm soát ung thư đại tràng hàng năm bằng cách tìm máu ẩn trong phân và cứ 10 năm một lần thực hiện nội soi đại tràng. Ngoài ra nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng.
+ Nữ giới: Nên chụp X-quang tuyến vú 1 lần/năm, nên sàng lọc ung thư đại tràng và ung thư cổ tử cung. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết hơn.
- Từ 50 tuổi trở lên
+ Nam giới nên tầm soát một số bệnh ung thư như ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng.
+ Nữ giới: Nên tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp và ung thư đại tràng.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể và các triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về các xét nghiệm sàng lọc phù hợp.
MEDLATEC là cơ sở đáng tin cậy để thực hiện tầm soát ung thư
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước chính là một trong những đơn vị y tế đáng tin cậy để thực hiện tầm soát ung thư. MEDLATEC là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo phát hiện chính xác những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, đặc biệt là ung thư.
Để được đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!