Các tin tức tại MEDlatec
Thai phụ bị rau bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?
- 10/09/2020 | Cách bảo vệ nhau thai vô cùng quan trọng mẹ cần biết
- 15/10/2022 | Bánh nhau là gì và những bất thường bánh nhau cần thận trọng
- 02/10/2024 | Nhau bám thấp - Tình trạng bất thường của thai sản mẹ bầu không nên chủ quan
- 02/10/2024 | Khám tiền sản: Bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình mang thai
- 03/10/2024 | Thai phụ bị dư ối có sao không? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
1. Tổng quan về tình trạng rau bám thấp
1.1. Khái quát tình trạng
Rau bám thấp là hiện tượng bánh rau thai bị lệch khỏi vị trí đáy tử cung. Theo đó, một phần của bánh rau thai sẽ lan xuống đoạn dưới tử cung, gần vị trí của cổ tử cung. Đây thực chất là một dạng biến thể của rau tiền đạo, gồm 4 dạng cơ bản:
- Rau bám thấp: Bánh rau chưa lan đến lỗ trong cổ tử cung mà mới chỉ bám đến đoạn dưới tử cung.
- Rau bám mép: Bánh rau đã tiến gần sát phần mép của lỗ trong tử cung, đây thực chất là phần bờ của bánh rau.
- Rau tiền đạo chưa ở vị trí trung tâm hoàn toàn: Khu vực lỗ trong của cổ tử cung chưa bị che lấp hoàn toàn bởi bánh rau.
- Rau tiền đạo trung tâm: Khu vực lỗ trong của cổ tử cung bị che lấp hoàn toàn bởi bánh rau.
Rau bám thấp là hiện tượng bánh rau thai bị lệch khỏi vị trí đáy tử cung
Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xác định tình trạng rau thai đang bám ở vị trí bất thường hay không.
1.2. Nguyên nhân
Cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị rau bám thấp. Tuy vậy, theo các chuyên gia thì hiện tượng này thường tập trung ở một số đối tượng nhất định như:
- Thai phụ từng trải qua sinh mổ hoặc phụ nữ đã sinh nở nhiều lần.
- Thai phụ từng phẫu thuật các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung,...
- Thai phụ được chẩn đoán đa thai, từng bị sảy thai hoặc thực hiện thủ thuật nạo phá thai.
- Phụ nữ mang thai khi đã ngoài tuổi 35.
- Thai phụ đang trong tình trạng viêm nhiễm tử cung.
- Thai phụ từng bị rau bám thấp ở những lần mang thai trước đó.
- Thai phụ hay sử dụng thuốc lá, sản phẩm chứa caffein.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể cũng như thai nhi ảnh hưởng đến tuần hoàn dinh dưỡng.
Thai phụ từng mổ lấy thai có nguy cơ bị rau bám thấp
Nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị rau thai bám thấp, chị em cầm đi khám thai thường xuyên, đặc biệt là khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác lạ.
1.3. Triệu chứng
Thường thì trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối), thai phụ bị rau bám thấp sẽ cảm nhận khá rõ triệu chứng. Cụ thể khi đó, mẹ bầu hay bị chảy máu một cách đột ngột không rõ nguyên nhân nhưng lại không đau bụng. Máu tiết ra là máu đỏ tươi, có xu hướng bị vón cục hay đông lại. Khi vận động mạnh, lao động nặng hoặc quan hệ tình dục, thai phụ thường dễ bị chảy máu.
Lúc này, chị em nhất định không được chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra. Vì trong một số trường hợp, tình trạng nhau bám thấp có nguy cơ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu bị rau bám thấp thường biểu hiện triệu chứng trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ
2. Mẹ bầu bị rau bám thấp nên ăn gì?
Bị nhau bám thấp nên ăn gì có lẽ là mối quan tâm của khá nhiều mẹ bầu. Một trong các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh là chế độ ăn không đủ chất có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng tuần hoàn không tốt, vì vậy nhau thai cần trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt dinh dưỡng. Do vậy, mẹ bầu bị rau thai bám thấp nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cụ thể.
Trong quá trình xây dựng, áp dụng chế độ dinh dưỡng, chị em hãy tham khảo một vài kinh nghiệm sau:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không tạo gánh nặng cho đường ruột.
- Tích cực bổ sung rau quả vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
- Nếu có thể, mẹ bầu hay ưu tiên sử dụng thực phẩm hữu cơ an toàn với cơ thể và thai nhi.
- Nếu muốn bổ sung những loại khoáng chất cần thiết như sắt, canxi hay axit folic, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ như hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, hải sản chưa qua chế biến chín, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất.
- Không nên lạm dụng đồ uống chứa caffeine, rượu, bia dễ gây kích thích.
Thai phụ bị rau bám thấp nên ăn gì: lời giải đáp là cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn
3. Mẹ bầu bị nhau bám thấp nên kiêng gì?
Bên cạnh tìm hiểu rau bám thấp nên ăn gì, chị em cũng nên chú ý tìm hiểu xem bị rau thai thấp nên kiêng gì. Theo các bác sĩ, mẹ bầu mang thai bình thường hay mẹ bầu bị rau thai bám thấp nên thực hiện một vài kiêng cữ cơ bản như:
- Tránh lao động nặng nhọc.
- Không nên đạp xe nhiều trong thời kỳ mang thai.
- Không quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nói chung trong suốt thai kỳ, chị em nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Để kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi, phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng bất thường, mẹ bầu hãy chủ động đi khám thai theo định kỳ ngay cả khi cơ thể chưa có biểu hiện khác lạ. Song song với đó, mẹ bầu hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu không nên làm việc nặng nhọc trong suốt thời kỳ mang thai
Khi khám thai, chị em nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Một trong những địa chỉ được nhiều thai phụ tin tưởng là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với tuổi đời hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chắc hẳn thông qua bài tổng hợp kiến thức trên đây, chị em đã phần nào biết rõ thai phụ bị rau bám thấp nên ăn gì. Bên cạnh quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần duy trì khám thai, theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi cũng như tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!