Các tin tức tại MEDlatec
Thế nào là sưng khớp ngón tay? Làm sao để điều trị và phòng ngừa?
- 25/04/2023 | Ngón tay lò xo: Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh
- 31/08/2023 | Đau đầu ngón tay là do bệnh gì?
- 12/08/2024 | Cập nhật chi phí phẫu thuật ngón tay cò súng mới nhất
- 31/10/2024 | Viêm thoái hóa khớp ngón tay: Những thông tin nên biết
- 28/11/2024 | Đau sưng ngón tay suốt 7 năm, chữa trị nhiều nơi không khỏi, đến MEDLATEC phát hiện u hiếm gặp
1. Thế nào là sưng khớp ngón tay?
Sưng khớp ngón tay là triệu chứng của tình trạng viêm khớp ngón tay. Theo đó, người bị viêm khớp ngón tay có thể bị sưng khớp ngón cái, khớp ngón trỏ, khớp ngón út hoặc bất kỳ khớp ngón tay nào trên bàn tay. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng thoái hóa sụn tại đầu khớp xương của ngón tay trong thời gian dài.
Thông thường, hiện tượng viêm khớp kéo dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp tại bàn tay và đầu ngón tay, gây suy giảm phần sụn bao phủ đầu xương. Khi đó, bề mặt sụn bắt đầu sần sùi, diễn ra sự cọ xát của các khớp dẫn đến tổn thương. Tình trạng tổn thương này có thể gây ra các gai xương làm đẩy lồi phần mềm cạnh khớp, dẫn đến sưng khớp ngón tay.
Sưng khớp ngón tay là kết quả của bệnh lý viêm khớp ngón tay
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm sưng khớp ngón tay
Thoái hóa và chấn thương là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng viêm gây sưng khớp ngón tay. Cụ thể:
- Thoái hóa: Người cao tuổi các khớp vận động nhiều có thể gây tình trạng thoái hóa. Khi đó, khớp ngón tay cũng dễ bị viêm thoái hóa gây triệu chứng sưng.
- Chấn thương: Các dạng chấn thương như bong gân, gãy xương do va chạm mạnh thường ảnh hưởng tới sụn khớp, gia tăng nguy cơ viêm khớp dẫn đến sưng khớp.
3. Phân loại tình trạng viêm sưng khớp ngón tay
Tùy theo tính chất, tình trạng viêm xương khớp ngón tay có thể tạm chia thành ba dạng cơ bản, bao gồm:
- Viêm khớp thoái hóa: Xảy ra khi các khớp ngón tay thoái hóa, lâu ngày có thể dẫn đến viêm.
- Viêm khớp dạng thấp: Gây ra bởi bệnh lý tự miễn. Lúc này, phần mô mềm bao quanh khớp thường bị viêm sưng. Trong đó, khớp bàn đốt MCP là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất.
- Gout: Xuất hiện khi quá trình chuyển hóa axit uric bị rối loạn. Khi đó, axit uric có xu hướng tích tụ trong các khớp, gây tình trạng sưng đau khó chịu.
Bệnh Gout gây tích lũy axit uric tại khớp gây sưng đau
4. Triệu chứng cho thấy ngón tay bị viêm khớp dẫn đến sưng đau
Viêm khớp ngón tay dễ khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng như:
- Khớp ngón tay bị đau: Cơn đau khởi phát tại cơn ngón tay, có xu hướng trầm trọng khi người bệnh cầm nắm đồ vật. Mới đầu, triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi cầm nắm, cơn đau giảm bớt khi chúng ta nghỉ ngơi. Tuy nhiên, càng về sau, cơn đau lại càng xuất hiện thường xuyên hơn.
- Ngón tay bị biến dạng: Khi tình trạng sưng đau ngày càng diễn biến nghiêm trọng, các ngón tay dễ bị biến dạng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Biến dạng khớp liên đốt: Khiến khớp liên đốt ngón tay bị gập hoặc duỗi quá đà, gây biến dạng.
- Khớp liên đốt bị sưng: Các liên đốt có xu hướng bị sưng to ở mặt phía sau, gây đau.
- Những triệu chứng khác: Gốc ngón tay bị sưng cứng, nóng lên, đau nhức, cầm nắm khó khăn, lồi xương, gốc ngón tay sưng to.
Tình trạng viêm gây đau ngón tay
5. Viêm sưng khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Viêm khớp ngón tay gây sưng khớp có thể gây biến chứng nguy hiểm tùy theo tình trạng diễn biến. Nói chung, nếu không điều trị sớm, người bệnh dễ bị suy giảm khả năng vận động, hệ thống khớp co cứng, teo cơ thậm chí là liệt bên tay bị viêm khớp.
6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
6.1. Chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bằng việc hỏi bệnh và kiểm tra tình trạng các khớp của bàn ngón tay. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ giữ cố định khớp, đồng thời di chuyển ngón tay của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng các khớp có bình thường hay bất thường, từ đó định hướng chẩn đoán cho người bệnh.
Chụp X-quang bàn tay giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng xương khớp
Bên cạnh kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp X-quang để xác định tình trạng xương bàn và ngón tay, phát hiện các gai xương hoặc các tổn thương khuyết xương nếu có. Bên cạnh đó, phương pháp chụp X-quang còn giúp bác sĩ kiểm tra sự thay đổi của hệ thống khớp, đánh giá tình trạng thoái hóa khớp hoặc biến dạng khớp.
6.2. Điều trị
6.2.1. Điều trị nội khoa
Nếu tình trạng viêm khớp ngón tay chưa chuyển biến nặng, người bệnh thường chỉ cần điều trị nội khoa. Cụ thể ở đây là dùng thuốc uống, thuốc tiêm, tập vật lý trị liệu, băng nẹp.
- Uống thuốc: Chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế vận động mạnh để triệu chứng được kiểm soát hiệu quả hơn.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Giúp tái tạo mô, hỗ trợ hoạt động tế bào. Ngoài ra, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu còn giúp kháng viêm, giảm đau, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên các khớp ngón tay là loại khớp nhỏ, thường ít được chỉ định phương pháp này.
- Tiêm Cortisone: Biện pháp giúp giảm đau tạm thời trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp này thường tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng.
- Tập vật lý trị liệu: Tác dụng chính của tập vật lý trị liệu là kiểm soát triệu chứng, giúp bàn tay và khớp ngón tay duy trì được tính ổn định, cải thiện chức năng vật động.
- Nẹp hoặc băng thun ngón tay: Có tác dụng giảm đau, tạo điều kiện cho khớp nghỉ ngơi, định vị lại khớp. Nẹp hoặc băng thun ngón tay có thể thực hiện vào ban đêm để không cản trở hoạt động thường ngày.
Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân thường chỉ cần dùng thuốc
6.2.2. Điều trị ngoại khoa
Trường hợp tình trạng viêm khớp ngón tay đã chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không còn phát huy hiệu quả, bệnh nhân có thể phải điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên các khớp ngón tay thường rất hạn chế sử dụng phương pháp này.
7. Làm thế nào để phòng ngừa viêm sưng khớp ngón tay?
Để phòng ngừa bệnh sưng khớp ngón tay hay viêm khớp ngón tay, bạn nên phối hợp thực hiện một vài biện pháp sau:
- Tập thể vận động đều đặn: Bạn nên duy trì thói quen thực hiện các bài tập vận động vừa sức. Bởi đây là cách giúp cải thiện khả năng đề kháng, giúp máu lưu thông hiệu quả hơn, giảm triệu chứng cứng khớp.
- Hạn chế dùng tay làm việc quá sức: Nếu có thể, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức bằng tay. Như vậy, tình trạng viêm khớp sẽ phần nào được ngăn chặn.
- Chú ý giữ ấm cơ thể: Nếu nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, bạn cần giữ ấm cơ thể, bao gồm cả bàn tay, nhằm tránh tình trạng cứng khớp.
- Triển khai chế độ ăn uống lành mạnh: Trong thực đơn hàng ngày, bạn hãy ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chứa canxi, vitamin, cùng nhiều loại khoáng chất khác tốt cho xương khớp. Đồng thời, bạn nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
Sưng khớp ngón tay là triệu chứng của tình trạng viêm khớp ngón tay. Bên cạnh dấu hiệu sưng, người bệnh còn bị đau nhức, vận động khó khăn. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy mức độ nghiêm trọng. Nếu đang gặp vấn đề về xương khớp, cần thăm khám, bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến hotline tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!