Tin tức
Đau đầu ngón tay là do bệnh gì?
- 24/11/2021 | Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm thoái hóa khớp ngón tay
- 19/09/2022 | Phải làm sao để giảm triệu chứng đau khớp ngón tay cái?
- 29/12/2022 | Ngón tay dùi trống là gì? Nguyên nhân chính của bệnh
- 05/08/2022 | Những biểu hiện cảnh báo thoái hóa khớp ngón tay bạn không nên bỏ qua
- 25/04/2023 | Ngón tay lò xo: Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh
1. Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh
Raynaud
Căn bệnh này xảy ra khi các mạch máu ngoại vi phản ứng thái quá với thời tiết lạnh khiến cho những mạch máu co thắt cực độ và ngăn chặn lưu thông máu đến các ngón tay, ngón chân, mũi và tai.
Đau đầu ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân
Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Lạnh ngón tay.
- Màu da thay đổi khi gặp lạnh hoặc căng thẳng. Có thể đổi từ trắng sang xanh (do tình trạng dồn nén bên trong mạch máu), sau đó da của người bệnh lại chuyển sang màu đỏ (là do máu tuôn ồ ạt bên trong).
- Bị tê và ngứa ran ở ngón tay.
- Đầu ngón tay bị loét.
- Đau cả ngón tay nhưng phần đầu ngón tay thường bị đau nghiêm trọng hơn.
Để khắc phục tình trạng đau đầu ngón tay, người bệnh cần tránh tiếp xúc với môi trường thời tiết quá lạnh, tránh căng thẳng, có thể dùng găng tay để đầu ngón tay luôn được giữ ấm và hạn chế bị đau nhức. Bên cạnh đó, cần lưu ý bỏ thuốc lá và tránh sử dụng cà phê quá nhiều. Ngoài ra cũng có thể ngâm tay nước ấm để cải thiện tình trạng đau nhức.
2. Đau đầu ngón tay có thể do bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh tiểu đường có thể tác động và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh. Đó chính là lý do người bệnh tiểu đường hay có biểu hiện đau, tê ngứa ran ở cánh tay hoặc lòng bàn chân, đôi khi khiến đầu ngón tay của người bệnh đau nhức. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
Bệnh tiểu đường cũng có thể gây đau đầu ngón tay
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Cảm giác tê tay, như kiến bò trong lòng bàn tay, đôi khi ngứa ran ở các đầu ngón tay.
- Ngón tay bị nhạy cảm quá mức khi chạm vào đồ vật.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, thường xuyên vận động thể chất, bỏ hút thuốc lá.
3. Đau đầu ngón tay do tay tê cóng
Tay bị tê cóng là vấn đề sức khỏe rất phổ biến, diễn ra khi thời tiết quá lạnh. Da và mô dưới đông cứng do tay phải tiếp xúc với thời tiết quá lạnh giá mà không được dùng găng tay bảo vệ.
Một số triệu chứng cho thấy tay bạn đang bị tê cóng là bàn tay lạnh, cứng, đau âm ỉ ngón tay, hoặc mất cảm giác ở tay. Khi mô ta, không còn đông cứng, biểu hiện đau đầu ngón tay sẽ rất rõ ràng.
Đau ngón tay do lạnh cóng
Để khắc phục tình trạng đau đầu ngón tay do tê cóng, người bệnh cần:
- Bảo vệ và che chắn cho da khi phải tiếp xúc với điều kiện thời tiết quá lạnh. Trường hợp gặp lạnh thì có thể luồn tay vào nách để ủ ấm cho tay.
- Có thể làm ấm tay, chân bị tê buốt bằng cách ngâm chân và tay cùng với nước ấm với nhiệt độ khoảng 37 đến 42 độ C và thời gian ngâm là khoảng 15 đến 30 phút.
- Lưu ý: Không nên làm ấm tay, chân đang bị tê buốt trực tiếp bằng bếp lò, lò sưởi,... để tránh nguy cơ gây bỏng da.
4. Đau đầu ngón tay do viêm khớp ngón tay
Đau đầu ngón tay là triệu chứng rất thường gặp ở viêm khớp, thoái hóa khớp. Bệnh thường gây đau các khớp ở ngón tay cái, giữa các ngón tay hoặc vùng gần móng.
Đau ngón tay do tình trạng viêm khớp ngón tay
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
- Ở giai đoạn đầu, tình trạng viêm khớp khiến cho ngón tay, nhất là phần đầu ngón tay bị nóng rát.
- Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, phần xương sụn bị mòn đi, bệnh nhân có thể bị đau đầu ngón tay khi phải hoạt động nhiều bằng tay.
Để khắc phục tình trạng này có thể dùng hơi nóng hoặc hơi lạnh để giảm cơn đau hoặc áp dụng một số bài tập trị liệu giúp giảm đau hiệu quả hơn.
5. Đau đầu ngón tay do các bệnh về da
Đau đầu ngón tay cũng có thể do một số bệnh về da gây ra chẳng hạn như bệnh zona, bệnh viêm mô tế bào,... Ngoài biểu hiện đau tay, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như viêm da, bong tróc da, nứt nẻ da, sưng đầu ngón tay hoặc nhiễm trùng ở các đầu ngón tay. Người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị bằng phác đồ hiệu quả nhất.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây đau đầu ngón tay như đau tim, loãng xương, viêm xơ cơ, mụn nước,...
6. Phương pháp chẩn đoán và cách làm giảm đau đầu ngón tay
- Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang hay một số xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để có đủ cơ sở chẩn đoán bệnh.
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến đầu ngón tay của bạn bị đau nhức. Tùy từng trường hợp, từng nguyên nhân và mức độ đau mà phác đồ điều trị cũng khác nhau. Một số phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng là dùng thuốc, tập vận động tay, dùng nẹp tay, vật lý trị liệu,...
- Người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có vấn đề bất thường trong quá trình điều trị thì cần liên hệ với bác sĩ sớm để được xử trí đúng cách và kịp thời.
- Cần duy trì lối sống tích cực và kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi và thường xuyên xoa bóp, thư giãn ngón tay. Nếu cần thiết có thể dùng dụng cụ hỗ trợ để giúp giảm áp lực lên các khớp bị đau.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau ngón tay.
- Không dùng đồ trang sức với ngón tay bị đau.
- Chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt cần ưu tiên axit béo, omega 3 từ cá hồi hay dầu hạt lanh.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!