Các tin tức tại MEDlatec
Thở dài có phải là dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại không?
- 18/10/2021 | Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP
- 26/09/2022 | Đi khám vì mệt mỏi, nữ bệnh nhân vô tình phát hiện ra mình dị dạng thận
- 03/06/2022 | Lý giải nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi do ung thư
- 20/09/2022 | Đừng chủ quan với triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt
1. Hiện tượng thở dài
Thở dài là điều mà hầu hết chúng ta đều thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một hơi thở khá sâu và dài. Bạn có thể thở qua miệng hoặc mũi tùy vào từng hoàn cảnh. Trên thực tế, chúng ta thường thở một hơi dài mà không hề hay biết. Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra rằng bạn có thể thở dài tới 12 lần chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Thở dài là thói quen của rất nhiều người
Trong hầu hết các trường hợp, thở dài thường thể hiện cảm xúc của bạn, đặc biệt chúng thường là những cảm xúc tiêu cực, bày tỏ sự mệt mỏi hoặc căng thẳng. Nếu tần suất thở sâu, dài càng nhiều, điều đó chứng tỏ tinh thần của chúng ta đang không ở trạng thái ổn định nhất. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là tín hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới hệ hô hấp. Chính vì thế, các bạn không nên chủ quan nếu như tần suất thở sâu, dài ngày càng tăng nhé!
2. Thở dài thường xuyên có phải vấn đề đáng lo ngại không?
Trên thực tế, ít ai quan tâm tới vấn đề: thở sâu và dài thường xuyên liệu có lợi cho sức khỏe hay không? Nhìn chung, thói quen này sở hữu cả ưu điểm và nhược điểm, mời các bạn cùng tham khảo.
Các bác sĩ cho biết thói quen thở sâu và dài thực tế có lợi cho hoạt động của phổi. Trong một số trường hợp bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, sau khi đã giải quyết được vấn đề, chắc hẳn bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm. Lúc này, cái thở dài của bạn như giải tỏa mọi căng thẳng, áp lực trước đó.
Bệnh nhân trầm cảm rất hay thở dài chán chường
Tuy nhiên, chúng ta không nên thực hiện thói quen này với tần suất dày đặc, về lâu về dài, điều này có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi nói riêng và hệ hô hấp nói chung. Cụ thể, thói quen thở dài có thể làm quá trình trao đổi khí ở phổi xảy ra chậm hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, đây cũng là cách mà nhiều người sử dụng để thể hiện sự mệt mỏi về tinh thần. Do đó, người thường xuyên thở sâu, dài cũng không thể chủ quan, thay vào đó chúng ta cần theo dõi sức khỏe và đi kiểm tra khi cần thiết nhé.
3. Cảnh giác với một số dấu hiệu sức khỏe nếu bạn thường xuyên thở dài
Như đã phân tích ở trên, thói quen thở dài không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Chuyên gia cho biết, đây cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe.
Thông thường, khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể chúng ta có thể thay đổi, một số dấu hiệu thường gặp là: đồ nhiều mồ hôi, tim đập rất nhanh,… Đặc biệt, khá nhiều bạn thở dài như để bày tỏ nỗi lo lắng, căng thẳng trong tâm trí của mình. Nếu đang ở trong trạng thái này, chúng ta hãy cố gắng dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và trò chuyện với bạn bè, người thân. Đây là một trong những cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả, giúp bạn lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc.
Một số bệnh nhân trầm cảm có thói quen thở dài, nhất là trong những lúc họ cảm thấy buồn hay tuyệt vọng. Người mắc bệnh trầm cảm nên được điều trị tâm lý cùng các bác sĩ có chuyên môn để cải thiện sức khỏe tâm lý, ngăn ngừa những diễn biến nghiêm trọng hơn của bệnh.
Bạn nên thận trọng với các vấn đề sức khỏe liên quan tới đường hô hấp
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết khi mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp, bệnh nhân cũng có xu hướng hít thở sâu và thở một hơi dài. Thông thường, bệnh nhân sẽ phát hiện thêm các triệu chứng đi kèm, ví dụ như khó thở, mệt mỏi,… Đây là dấu hiệu có thể xuất hiện ở bệnh nhân hen suyễn, người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính. Đối với các bệnh liên quan tới đường hô hấp, chúng ta cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.
4. Cha mẹ có nên lo lắng khi trẻ nhỏ thở dài?
Trên thực tế, trẻ sơ sinh là đối tượng thường thở dài, tuy nhiên đây không phải là cách trẻ biểu hiện cảm xúc giống như người lớn. Khi mới chào đời, hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, do đó nhịp thở có thể dài hơn so với bình thường. Thói quen hít thở sâu ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện đáng kể, chính vì thế các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Trẻ nhỏ có hệ hô hấp chưa hoàn thiện
Trong những tháng đầu mới chào đời, cha mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu da dẻ của bé vẫn tươi tắn, trẻ ăn uống và ngủ tốt thì cha mẹ có thể yên tâm phần nào. Ngược lại, trong trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên thở dài, kèm các dấu hiệu sức khỏe bất thường như: hay bỏ bú, khóc nhiều và sức khỏe yếu thì cha mẹ cần phải thận trọng. Tốt nhất, bé cần được đưa đi kiểm tra, theo dõi sức khỏe kịp thời.
Để có thể phát hiện vấn đề sức khỏe liên quan tới đường hô hấp, bạn nên tới các địa chỉ y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với gần 30 năm hoạt động, bệnh viện không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng để mang tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
MEDLATEC được đánh giá cao bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và chất lượng dịch vụ xét nghiệm chuyên nghiệp. Bệnh viện hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ. Bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại như X-quang, siêu âm, MRI, CT,...
Bạn có thể đi khám và theo dõi sức khỏe tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được nguyên nhân tạo thói quen thở dài. Từ đó, chúng ta sẽ chú ý hơn, chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ tổn thương đường hô hấp. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên lạc đến tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!