Các tin tức tại MEDlatec
Thông tin chi tiết về các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay
- 08/08/2024 | Phẫu thuật thay khớp háng có phức tạp không?
- 31/08/2023 | Đau khớp háng khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục
- 14/11/2024 | Chẩn đoán nhiễm trùng khớp háng nhân tạo và phương pháp điều trị
1. Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?
Thoái hóa khớp háng xảy ra khi lớp sụn bảo vệ bề mặt khớp háng bị tổn thương và thoái hóa. Điều này khiến cho khả năng hoạt động của khớp ngày càng suy giảm, gây ra đau nhức và cứng khớp. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi do chấn thương, hoạt động thể chất quá mức hoặc yếu tố di truyền.
Người bị thoái hóa khớp háng sẽ cảm thấy đau nhức tại vùng háng, đặc biệt là khi vận động hoặc sau khi ngồi lâu. Sau khi nghỉ ngơi hoặc thức dậy buổi sáng, người bệnh có thể cảm thấy cứng khớp. Ngoài ra, khi di chuyển người bệnh còn nghe thấy tiếng kêu lạo xạo trong khớp.
Hình ảnh mô phỏng bệnh thoái hóa khớp háng
2. Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay
2.1. Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc
+ Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không nên lạm dụng.
+ Thuốc kháng viêm không steroid: Giảm sưng và giảm đau, có thể sử dụng ibuprofen hoặc naproxen.
+ Thuốc tiêm corticoid: Tiêm trực tiếp vào khớp háng để giảm viêm nhưng chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết.
+ Thuốc bổ sung dưỡng chất cho khớp: Chondroitin, Glucosamine, Collagen và vitamin D,... có tác dụng hỗ trợ tái tạo cấu trúc sụn, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp xương chắc khỏe hơn
- Dụng cụ hỗ trợ
Các phương pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay cũng cần sử dụng tới thiết bị hỗ trợ quá trình di chuyển, cải thiện chức năng của các khớp như: gậy, nạng, xe tập đi,...
- Vật lý trị liệu
Các bài tập giúp tăng độ linh hoạt cho khớp và cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh của hệ thống cơ quanh hông.
+ Bài tập nâng chân cao: Người nằm sấp, chống thẳng hai tay lên, mũi chân chạm vào bề mặt sàn nhà. Tiếp sau đó, để cho đầu gối chạm xuống đất, hai chân nâng lên từ từ sao cho tạo thành góc vuông với mặt sàn. Giữ nguyên 10 giây, mỗi ngày làm như vậy 10 phút.
+ Bài tập kéo gối: Người nằm ngửa trên sàn, lấy hai tay nắm vào nhau để co hai đầu gối và kéo sát vào ngực, giữ nguyên 10 giây.
Các động tác trong bài tập giúp cải thiện chức năng khớp háng
2.2. Điều trị ngoại khoa
Khi điều trị nội khoa không cải thiện, chức năng vận động khớp giảm sút nhiều thì một trong các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay được cân nhắc lựa chọn là điều trị ngoại khoa:
2.2.1. Cắt bỏ xương
Mục đích của việc cắt bỏ xương khớp háng là ngăn ngừa nguy cơ biến dạng hoặc hình thành gai xương khớp. Sau điều trị, các triệu chứng đau do thoái hóa được kiểm soát một phần, khả năng vận động được khôi phục.
2.2.2. Thay một phần khớp háng
Nếu người bệnh bị bào mòn sụn và mới hư hại một phần khớp háng thì bác sĩ có thể lựa chọn một trong các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay là thay một phần khớp háng.
2.2.3. Thay hoàn toàn khớp háng
Đây là phương pháp loại bỏ toàn bộ khớp háng để thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp này có thể duy trì vận động chức năng như khớp háng tự nhiên. Điều trị thay khớp háng toàn phần được áp dụng với:
- Người bị thoái hóa nặng, đau nghiêm trọng gây giảm sút chất lượng cuộc sống, khả năng vận động khó khăn.
- Viêm xương khớp khiến mặt sụn bao bọc đầu xương ở khớp háng bị tổn thương.
- Viêm khớp dạng thấp khiến xương bị ăn mòn và khớp bị biến dạng.
- Hoại tử xương.
Sau thay khớp háng toàn phần, các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn như: chảy máu nhiều, phản ứng phụ với thuốc gây mê, nứt xương đùi, nhiễm trùng khớp háng, dây thần kinh quanh háng bị tổn thương, trật khớp, lỏng khớp,...
Trước khi phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh sẽ được bác sĩ sẽ giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin về những rủi ro tiềm ẩn này để chủ động trong việc đưa ra phương án điều trị cho mình.
Người bệnh được tư vấn về các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay trước khi đưa ra quyết định
Trong các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay thì những trường hợp không điều trị nội khoa thành công, thay khớp háng là giải pháp tối ưu. Sau thay khớp háng, chức năng vận động dần khôi phục, hầu hết trường hợp đều có thể trở lại hoạt động sinh hoạt như bình thường.
Điều cần lưu ý là sau khi thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần thực hiện tốt khâu phục hồi chức năng để sớm hồi phục vận động, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Sau khi xuất viện, tùy vào cơ địa và khả năng thích ứng khớp, khả năng tập luyện của người bệnh mà thời gian hồi phục hoàn toàn và đạt được chức năng tối ưu của khớp ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự chênh lệch. Khoảng thời gian này thường là 3 - 6 tháng.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho khớp để người bệnh tập luyện tại nhà. Duy trì tập luyện đều đặn trong khả năng sẽ giúp khớp sớm được khôi phục chức năng vận động. Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật cũng cần thực hiện đúng chỉ dẫn để tránh nhiễm trùng.
Bệnh nhân cũng cần tái khám theo lịch bác sĩ hẹn trước đó để bác sĩ theo dõi tình trạng khớp nhân tạo đã thay và đảm bảo quá trình phục hồi đang được diễn ra thuận lợi.
Thoái hóa khớp háng gây nhiều khó khăn cho quá trình vận động của người bệnh. Thăm khám xương khớp định kỳ giúp phát hiện sớm tình trạng này để có biện pháp kiểm soát tốt cơn đau và duy trì sức khỏe khớp háng. Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay thường có sự kết hợp giữa việc dùng thuốc với can thiệp phẫu thuật (khi cần) và cải thiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện để khớp háng được bảo vệ tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám cùng bác sĩ Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!